Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường bất động sản Sơn Tây còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai khi diện mạo đô thị ngày càng hoàn thiện và khai thác tối đa lợi thế du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - tâm linh. Giá đất Sơn Tây ấm dần cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, giao thông nơi đây.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường bất động sản Sơn Tây còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai khi diện mạo đô thị ngày càng hoàn thiện và khai thác tối đa lợi thế du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - tâm linh. Giá đất Sơn Tây ấm dần cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, giao thông nơi đây.
Hệ thống kết cấu hạ tầng của thị xã Sơn Tây đã và đang được tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp. Hiện tại, một số khu đô thị đã và đang được xây dựng, hoàn thành trên địa bàn thị xã Sơn Tây gồm:
Khu đô thị Thiên Mã (xã Sơn Đông), Khu đô thị Green City - Thuần Nghệ (phường Quang Trung và Viên Sơn), Khu đô thị Đồi Dền (phường Trung Sơn Trầm), Khu đô thị Mai Trai - Nghĩa Phủ (phường Trung Hưng), Khu đô thị Phú Thịnh (phường Phú Thịnh), Khu đô thị HUD - Sơn Tây (phường Trung Hưng, Quang Trung và Sơn Lộc),...
Sự hiện diện của các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dịch vụ làm thay đổi diện mạo thị xã và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2050, thị xã Sơn Tây sẽ là một trong 5 đô thị vệ tinh của TP. Hà Nội, với chức năng là đô thị văn hóa lịch sử và du lịch nghỉ dưỡng. Sơn Tây được định hướng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật phía Tây Bắc của Thủ đô.
Về tổ chức không gian đô thị, được chia làm 3 vùng chính: Khu bảo tồn, hạn chế phát triển; khu phát triển đô thị mới và khu tổ hợp Y tế, trường đại học nằm về phía Tây.
Cụ thể, khu bảo tồn, hạn chế phát triển gồm khu thành cổ, phố cũ với hệ thống trung tâm hành chính, thương mại hiện hữu. Nơi đây tổ chức không gian chủ yếu là thấp tầng, giữ nét đặc trưng của khu thành cổ, phố cũ.
Khu phát triển đô thị mới (Thành cổ làm trọng tâm) tập trung ở hướng Tây, khu vực hồ Xuân Khanh. Theo đó, sẽ phát triển đô thị mới về phía bờ Tây sông Tích, tôn tạo khu phố cũ ở bờ Đông sông Tích.
Khu tổ hợp Y tế, trường đại học nằm về phía Tây gắn với vùng du lịch hồ Xuân Khanh. Khu đại học có quy mô diện tích khoảng 301 ha, chủ yếu ngành nghề đào tạo về quân sự, văn hóa, nghệ thuật, xã hội... Khu tổ hợp y tế quy mô 54,12 ha gồm khu khám chữa bệnh, khu sản xuất dược phẩm và trang thiết bị y tế, khu nghiên cứu đào tạo.
Mạng lưới giao thông đối ngoại xác định theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội và các quy hoạch khác đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:
Vị trí bố trí tuyến và các nhà ga trên tuyến của các tuyến đường sắt ngoại ô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đường thủy: Cải tạo luồng lạch sông Hồng thành tuyến vận tải thủy cấp I, đáp ứng cỡ tàu 1000 tấn. + Nâng cấp, mở rộng cảng Sơn Tây đạt công suất: Năm 2030 đạt 2,5 triệu tấn/năm; Năm 2050 đạt 3,5 triệu tấn/năm.
Các tuyến đường giao thông trong phạm vi đô thị vệ tinh Sơn Tây xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị (bao gồm cả các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đi qua khu vực đô thị vệ tinh). Cụ thể gồm:
+ Xây dựng Depot tuyến đường sắt ngoại ô kết nối chuỗi đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hòa Lạc, Sơn Tây với diện tích khoảng 16ha tại phía Nam khu vực nội thị thị xã Sơn Tây (giáp phố Tùng Thiện).
+ Xây dựng 01 trạm trung chuyển đa phương thức tại khu vực phía Nam sông Tích giao với tuyến đường tránh quốc lộ 21A. Quy mô khoảng 1,5ha.
+ Xây dựng mới 04 bến xe khách gồm: Bến xe Sơn Tây tại khu đất phía Tây Nam quốc lộ 32, quy mô khoảng 3,0ha; Bến xe Cẩm Thượng tại khu đất phía Nam quốc lộ 32 (giáp ranh giữa huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây), quy mô khoảng 5,0ha; Bến xe Xuân Khanh tại khu vực giao giữa đường Vành đai 5 với tỉnh lộ 414, quy mô 0,5 -1,0ha; Bến xe Sơn Đông tại khu vực giao giữa quốc lộ 21A với tỉnh lộ 418, quy mô 0,5-1,0ha.
+ Xây dựng mới bến xe tải trong khu vực cảng Sơn Tây, quy mô khoảng 3ha.
+ Xây dựng hệ thống các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng tập trung trong phạm vi đô thị vệ tinh Sơn Tây đảm bảo chỉ tiêu 3-4m người. Vị trí, quy mô công suất các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng tập trung được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết các khu vực đô thị sau này.
Sơn Tây là một thị xã thuộc Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Thị xã Sơn Tây nằm ở phía tây bắc thành phố Hà Nội, là cửa ngõ phía tây của thủ đô, cách trung tâm thành phố Hà Nội 45 km về phía tây theo quốc lộ 32, có vị trí địa lý:
Sơn Tây là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng; có nhiều đường giao thông thủy, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội; các vùng Đồng bằng sông Hồng với Tây Bắc Bộ như: Sông Hồng, sông Tích, Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, Tỉnh lộ 414, 413. Tính đến năm 2018, thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,5 km², dân số khoảng 230.577 người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 6 xã có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội trên địa bàn.
Bản đồ thành cổ Sơn Tây và các làng cổ quanh thành
Các món ăn truyền thống ở Sơn Tây
Theo thư tịch cổ thì tên Sơn Tây xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1469, đó là trấn sở Sơn Tây đóng ở xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai (nay thuộc, Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội), thời đó gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên. Đến thời Lê Cảnh Hưng do bị ngập lụt, nước làm lở thành, trấn sở được dời về xã Mông Phụ, huyện Phúc Lộc, phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Đường Lâm).[4]
Theo Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu thì: "Năm Minh Mệnh thứ 12 (1832), chia hạt gọi là tỉnh Sơn Tây. (Đặt chức Sơn Hưng Tuyên Tổng đốc, cai trị các hạt Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang; tỉnh lỵ trước ở xã Cam Giá (làng Mía) huyện Phúc Thọ, năm Minh Mệnh thứ 3 dời đến xã Thuần Nghệ, huyện Minh Nghĩa (nay (tức năm 1890) là huyện Tòng Thiện))."[5]
Phần đất thị xã Sơn Tây ngày nay vào đầu thế kỷ 19 tương ứng thuộc đất các tổng Cam Giá Thịnh (các làng xã: Cam Giá Thịnh (tức Cam Thịnh hay Yên Thịnh), Yên Mỹ, Cam Tuyền (Cam Lâm), Đông Sàng, Mông Phụ, Giáp Đoài Thượng (Đoài Giáp), Phú Nhi (Phú Nhi, Phú Mai, Phú Hậu), Tân Hội (Hà Tân),..), tổng Phù Sa (làng Phù Sa, Tiền Huân, Thiều Xuân,...),... của huyện Phúc Lộc (Phúc Thọ) phủ Quảng Oai và tổng Thanh Vị (các làng xã: Sơn Lộc, Vị Thủy, Thanh Vi, Tây Vị, Nghĩa Đảm (Nghĩa Phủ), Vân Gia, Thanh Trì, Kính Mỗ (Ái Mỗ), Khê Trai, Đạm Trai (Mai Trai), Thuần Nghệ,... của huyện Minh Nghĩa phủ Quảng Oai; các làng xã Sơn Đông, Triều Đông (Cổ Đông),... tổng Tường Phiêu huyện Thạch Thất phủ Quốc Oai.[6] Năm 1831, Minh Mạng cải cách hành chính, giải thể Bắc Thành, đổi các trấn thành tỉnh, trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây. Thành trấn Sơn Tây cũ trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây.
Năm 1883 thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ 2, ép triều đình Huế ký hiệp ước Quý Mùi (Harmand) vào ngày 25 tháng 8 năm 1883. Kháng lệnh triệt binh của triều đình, Bố Chính Sơn Tây Nguyễn Văn Giáp vẫn cầm quân anh dũng giữ thành. Giặc Pháp huy động quân tổng lực tầu chiến từ Sông Hồng, nhiều đại bác quyết chiếm thành Sơn Tây. Để bảo toàn lực lượng, quân ta rút ra ngoài thành (ngày 16 tháng 12 năm 1883) tập hợp và phát triển lực lượng thành cuộc khởi nghĩa Tây Bắc anh dũng, rộng khắp do Nguyễn Quang Bích và Nguyễn Văn Giáp lãnh đạo kéo dài nhiều năm sau. Từ đó thành Sơn Tây lọt vào tay thực dân Pháp. Sau khi ổn định chính quyền cai trị tại Việt Nam, 31/12/1924, thực dân Pháp thành lập thị xã Sơn Tây để làm thủ phủ của tỉnh Sơn Tây mới với các ranh giới phía tây, phía bắc và phía đông của tỉnh Sơn Tây là sông Đà, sông Hồng và sông Đáy.
Đầu thế kỷ 20 (khoảng năm 1924), phần đất thị xã Sơn Tây ngày nay thuộc các tổng Cam Giá Thịnh (các xã Cam Giá Thịnh, Cam Lâm, Đoài Giáp, Đông Sàng, Mông Phụ, Phú Nhi, Yên Thịnh) và Phù Sa (các xã Phù Sa, Thiều Xuân, Tiền Huân) của huyện Phúc Thọ, các tổng Thanh Vị[7] (các xã Ái Mỗ, Bảo vệ, Yên Vệ, Đạm Trai, Mai Trai, Nghĩa Phủ, Thuần Nghệ, Thanh Trì, Thanh Vị, Tây Vị, Vị Thủy, Sơn Lộc), Nhân Lý (xã Xuân Khanh), Tường Phiêu (Sơn Đông, Sơn Trung,..) của huyện Tùng Thiện, (Phúc Thọ và Tùng Thiện là các huyện của phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây Bắc Kỳ thuộc Pháp).
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thị xã Sơn Tây là tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây. Ngày 21 tháng 4 năm 1965 tỉnh Sơn Tây nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây[8]. Thị xã Sơn Tây từ đó không còn vai trò tỉnh lỵ, mà thay vào đó là thị xã Hà Đông.
Ngày 16 tháng 10 năm 1972, chuyển xã Trung Hưng thuộc huyện Ba Vì và thôn Yên Thịnh II thuộc xã Đường Lâm (sáp nhập vào xã Viên Sơn) về thị xã Sơn Tây quản lý.[9]
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, thị xã Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Sơn Bình,[10] gồm 3 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 2 xã: Trung Hưng, Viên Sơn.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, thị xã Sơn Tây trực thuộc thành phố Hà Nội.[11]
Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 7 xã Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông thuộc huyện Ba Vì về thị xã Sơn Tây quản lý.[12]
Ngày 14 tháng 3 năm 1984, thành lập 2 phường Sơn Lộc (tách ra từ xã Trung Hưng và xã Trung Sơn Trầm) và Xuân Khanh (tách ra từ xã Xuân Sơn và xã Thanh Mỹ).[13]
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, thị xã Sơn Tây lại trở về tỉnh Hà Tây.[14]
Ngày 9 tháng 11 năm 2000, thành lập phường Phú Thịnh trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Viên Sơn.[15]
Ngày 30 tháng 5 năm 2006, thị xã Sơn Tây được công nhận là đô thị loại III.
Ngày 2 tháng 8 năm 2007, thành lập thành phố Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây.[1]
Ngày 1 tháng 3 năm 2008, chuyển 3 xã Trung Hưng, Trung Sơn Trầm và Viên Sơn thành 3 phường có tên tương ứng.[16] Thành phố Sơn Tây có 9 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Xuân Khanh và 6 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Sơn Tây được nhập về thủ đô Hà Nội.[17]
Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ ra nghị quyết chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây trực thuộc thành phố Hà Nội.[2]
Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập phường Lê Lợi và phường Quang Trung vào phường Ngô Quyền.[18]
Thị xã Sơn Tây có 7 phường và 6 xã như hiện nay.
Thị xã Sơn Tây gồm có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 7 phường: Ngô Quyền, Phú Thịnh, Sơn Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Xuân Khanh và 6 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn.
Trong danh sách dưới đây, có một số đường phố có tên trùng với các đường phố của các quận nội thành khác do trước đây các đường phố này thuộc địa phận tỉnh Hà Tây cũ.
Bánh tẻ Phú Nhi: Chiếc bánh tẻ nho nhỏ, thon thon, nhân thịt nạc, mộc nhĩ, ăn không biết ngán.
Gà Mía: "Đặc sản tiến vua" Có vẻ đẹp phảng phất như con công, thường được tả là "đầu công, mình cốc, cánh trai, ngắn quản, dài đùi, diều vịt, mã lĩnh"… chính là những chú gà Mía – một giống gà quý giá được người Đường Lâm dày công chăm bẵm và bảo tồn nguồn gen đến tận ngày nay.
Gạch đá ong: có vẻ đẹp tự nhiên và tiện ích cũng khá đặc biệt. Nhà xây tường gạch đá ong thì không khí trong nhà sẽ rất mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Màu vàng nâu sậm của gạch đá ong dễ gợi tới vẻ đẹp thâm trầm mà ấm áp của đời sống tinh thần vùng trung du Bắc Bộ. Gạch này chịu lực tốt. Nhìn những ngôi nhà ở vùng Thạch Thất tường được xây bằng gạch đá ong, trần nhà bê tông, thấy được sự chắc chắn, vững vàng. Dấu tích chịu lực công phá còn thấy ở nhiều bức tường gạch đá ong Thạch Thất, Sài Sơn là những vết đạn từ thời chống Pháp lỗ chỗ trên tường, không xuyên được và không phá vỡ được bức tường tưởng chừng như rất thô sơ đó. Điều đặc biệt là tường gạch đá ong được xây không phải bằng vôi vữa, xi măng mà gắn mạch bằng đất màu hoặc đất trộn trấu nhào kĩ. Ấy thế mà sự liên kết lại vô cùng chắc chắn, không thua kém gạch nung xây bằng vữa ba - ta hoặc vữa xi - cát.
Thị xã Sơn Tây là nơi có nhiều trường đại học và cao đẳng, đặc biệt là các trường quân sự. Vì vậy, Sơn Tây còn được gọi là "Thủ đô của lính".
Hiện nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như: Khu đô thị HUD - Sơn Tây (cũ là Khu đô thị Mai Trai - Nghĩa Phủ, giữa 3 phường Trung Hưng, Ngô Quyền và Sơn Lộc), khu đô thị Phú Thịnh (phường Phú Thịnh), khu đô thị Đồi Dền (phường Trung Sơn Trầm), khu đô thị Green City - Thuần Nghệ (giữa 2 phường Ngô Quyền và Viên Sơn), khu đô thị Thiên Mã (Xã Cổ Đông), khu nhà ở Sơn Lộc (phường Sơn Lộc)…
Các tuyến xe buýt đi qua và đi từ địa bàn thị xã Sơn Tây: 20A (Cầu Giấy - Bến xe Sơn Tây), 20B (Nhổn - Võng Xuyên - Bến xe Sơn Tây), 67 (Bến xe Phùng - Kim Sơn (Sơn Tây)), 74 (Bến xe Mỹ Đình - Xuân Khanh), 89 (Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Sơn Tây), 92 (Nhổn - Phú Sơn (Ba Vì)), 107 (Kim Mã - Làng văn hóa du lịch các dân tộc VN), 110 (Bến xe Sơn Tây - Minh Quang), 111 (Bến xe Sơn Tây - Hồ Suối Hai - Bất Bạt), 118 (Bến xe Sơn Tây - Tây Đằng - Bất Bạt), 157 (Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây).
Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như: Hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, Chùa Mía, lễ hội đền Và,...
Nổi tiếng với sự tích Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Với tỉnh Tây Ninh: Sông Tây Ninh là ''tình kết nghĩa'' giữa đồng bào miền Bắc với đồng bào miền Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Sông Tây Ninh là con sông đào, chảy qua đồng đất một số xã ở huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây và Hà Tây cũ, nay là ngoại thành Hà Nội. Ngày ấy mỗi tỉnh ở miền Bắc đăng tên kết nghĩa với một hoặc hai tỉnh ở miền Nam. Cả nước ta thành từng cặp tỉnh thành kết nghĩa như: Sơn Tây - Tây Ninh, Hà Đông - Cần Thơ, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Hải Phòng - Đà Nẵng, Thái Nguyên - Nha Trang…
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
BẾP VIỆT.VN THỊ XÃ SƠN TÂY - HÀ NỘI là cửa hàng thứ 17 trong hệ thống cửa hàng Bếp Việt.VN, là cửa hàng trưng bày các dòng sản phẩm cao cấp của các thương hiệu sản xuất thiết bị nhà bếp hàng đầu như Cata, Hafele, Teka, Apelson, Bosch, Dann, Chefs, Canzy, Faster,...
Giờ mở cửa: Từ 8h00' tới 20h00' các ngay trong tuần kể cả Thứ 7, Chủ Nhật
BẾP VIỆT.VN THỊ XÃ SƠN TÂY - HÀ NỘI nằm ở Số 98 Chùa Thông, TX.Sơn Tây sầm uất, thuận lợi về giao thông, quý khách tới cửa hàng có thể thoải mái đậu xe ô tô, xe máy dễ dàng.
Kính mời quý khách hàng tới thăm quan và trải nghiệm không gian mua sắm tươi mới, với đội ngũ tư vấn bán hàng ưu tú, nhiều năm kinh nghiệm, chắc chắn sẽ đưa ra các giải pháp tốt nhất về thiết bị dành cho không gian bếp nhà bạn!
Hiện nay, Văn miếu Sơn Tây, thuộc xã Đường Lâm không còn hình dáng như trước nữa, chỉ còn dấu tích. Di tích chỉ còn lại khuôn viên nằm trên địa hình khá cao, nguyên là một quả đồi cũ, phía dưới chân đồi là những ngôi nhà dân sinh. Tuy nhiên, Văn miếu Sơn Tây vẫn là một công trình mang đậm nét văn hoá của người Việt, nơi tôn vinh những nhà khoa bảng, những người đại diện tiêu biểu nhất cho tinh thần hiếu học của dân tộc nói chung và xứ Đoài nói riêng.
Mục đích của việc dựng Văn miếu ở hàng tỉnh cũng được ghi lại một cách rõ ràng trong Văn thánh bi: “Nhân nghĩ những người xuất thân văn học, nổi danh khoa giáp của hạt ta đời nào cũng không thiếu; văn chương và sự nghiệp của họ vẫn còn truyền tụng đến nay. Đối với các vị ấy, bảng vàng, bia đá tự đã có ân thưởng, biểu dương, khen thưởng của triều đình. Tuy nhiên, ở chốn quê nhà, ngoài cảnh cung tường cũng nên dựng đá, khắc tên các vị ấy ở phía trước, tiếp theo bia Thái học ở Văn miếu Hà Nội, để cùng lưu truyền bất hủ, sao cho mọi người thấy được công lao hàm dưỡng rất sâu của các triều; mặt khác thấy được sự hun đúc rất rộng của Thánh giáo, chứ tuyệt nhiên không có ý tiếm quyền”.
Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Văn miếu ở xã Mông Phụ, huyện Phúc Thọ về phía tây tỉnh thành, đền Khải Thánh (nơi thờ cha mẹ Khổng Tử) ở phía tây Văn miếu, trước kia đền Khải Thánh ở xã Cam Giá Thịnh, năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) dời đến chỗ hiện nay”. Văn miếu nhìn về hướng nam, phía trước là 5 quả đồi như năm quả chuông trời thả xuống cho vùng địa linh.... Nơi đây có bến Săm, bến Mải, bên kia sông là đồi bến Săm, đồi bến Cốc, đồi Gậy Quang, đồi lậy Lê Ả Lan, Lê Anh Tuấn (tướng của Hai Bà Trưng), kề bên là Gò Đống với thế đất hình nhân, nơi an nghỉ vĩnh hằng của xứ thần Giang Văn Minh, phía sau Văn miếu là ba quả gò. Người xưa có câu “tiền Ngũ Nhạc, hậu Tam Thai”.
Văn miếu Sơn Tây xưa toạ lạc trên một khu đất hình chữ nhật, có tường xây bao quanh bằng gạch đá ong... Toàn bộ khu di tích được dàn trải trên một đường chính đạo chạy dọc công trình theo hướng bắc - nam. Đi từ ngoài vào trong dọc theo đường chính đạo ta bắt gặp các công trình kiến trúc: trước tiên là hồ sen có hình bán nguyệt, được xây kè bằng đá, bên trong hồ được trồng rất nhiều sen. Trên bờ hồ, giáp với đường cái là bốn cột trụ của tiền môn. Qua chín bậc đá cẩm thạch là đường gạch đi giữa hai hàng thông. Bốn cây cột trụ hình vuông, phía trên có đắp hình cánh phượng. Bước qua trụ biểu nhìn về phía bên trái là một căn nhà nhỏ, hai mái, tường hồi bít đốc, đây là ngôi nhà xây cho những ông từ trông nom khu di tích. Tiếp đến là Văn miếu môn, đây là công trình duy nhất cho chúng ta thấy diện mạo kiến trúc được lưu lại trong một tấm ảnh chụp vào đầu thế kỷ XX. Văn miếu môn tức là cổng Văn miếu ở ngoài cùng, cổng có ba cửa, được xây hai tầng kiểu chồng diêm tám mái, nhưng cửa giữa to, vươn cao hơn hai cửa bên. Kiểu dáng kiến trúc của công trình này có nhiều nét độc đáo đáng lưu ý. Nhìn bên ngoài Văn miếu môn là ba kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa xây hai tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ xây chồng lên giữa tầng dưới, do đó mặt trước sau thừa ra một khoảng được lợp ngói làm mái che cho tầng dưới. Phía bên ngoài của tầng dưới được mở một cửa cuốn, trên mi cửa có trang trí phù điêu. Tầng trên làm 4 mái, mặt trước và sau có trổ cửa hình tròn (tượng trưng cho mặt trời), bên trên cửa có một bức phù điêu đề hai chữ Phú Mỹ, phía trên cùng được chia ô đắp các bức phù điêu. Hai gian bên của cửa giữa cũng được xây hai tầng, kiểu thức giống nhau, tầng dưới to, rộng, tầng trên nhỏ, mỗi tầng đều có 4 mái lợp ngói với 4 đầu đao đẽo cong. Trên bờ nóc của tầng mái trên có đắp 2 con rồng chầu vào gian giữa. Trên mỗi gian đều được trổ một cửa cuốn, 3 cửa tầng dưới đều có cánh cửa, những cánh cửa này chỉ được mở vào các dịp lễ trọng. Mặt trước của Văn miếu môn có đề 3 câu đối (do ảnh quá mờ nên không đọc được rõ chữ).
Đi qua cổng chính Văn miếu môn có một con đường lát gạch ta bắt gặp lầu chuông và lầu trống (gọi là Tả chung Hữu cổ), được dựng đối xứng nhau qua đường chính đạo, cả hai đều được dựng hình bát giác, hai tầng mái, tầng dưới 8 mái, tầng trên 4 mái, kiểu thức này ít gặp trong các công trình kiến trúc cổ. Tiếp sau lầu chuông và lầu trống là hai dãy tả vu và hữu vu được dựng theo môtíp nhà Việt cổ truyền với một tầng mái, tường hồi bít đốc. Xưa kia Tả vu và Hữu vu mỗi bên xây 5 bệ kê 5 khán thờ Thất thập nhị hiền, trên có bài vị, và là nơi dựng bia đá đề danh những người đỗ đạt trong tỉnh. Mặt trước của tả hữu vu có hai khoảng đất trồng rất nhiều loài hoa, quanh năm ngát hương. Chính trước mặt là toà Đại bái thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân, được dựng kiểu chồng diêm tám mái, tường hồi bít đốc. Sau Đại bái và song song với Đại bái là toà Thượng điện rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm, chiều dài tương tự toà Đại bái nhưng chiều rộng gấp ba lần, có hai tầng mái, tường hồi bít đốc. Cụm kiến trúc này được xây theo hình chữ “nhị”. Thượng điện có tường xây ba phía, phía trước có cửa bức bàn ở gian giữa, các gian bên có cửa nách và chấn song cố định. Không gian trong Thượng điện kín đáo, gian chính giữa có khám và ngai để trên một bệ xây, trong có bài vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. Các gian bên cũng có bệ xây và cũng có khám, trong khám có ngai và bài vị. Bên trái có hai ngai thờ Tăng Tử và Mạnh Tử (á thánh), bên phải cũng có hai ngại thờ Nhan Tử và Tử Tư. Bốn vị được thờ trên đây tức là Tứ phối. Hai gian đầu hồi cũng có hai khám lớn xếp chầu vào gian giữa, thờ Thập triết. Toà Đại bái phía trước chỉ được xây hai bên tường hồi còn mặt trước và mặt sau để trống. Chức năng là nơi hành lễ trong những kỳ tế tự xuân thu.
Từ trước cửa Văn miếu đi theo hai con đường qua đầu hồi của Tả vu và Hữu vu là sang điện Khải Thánh. Từ bên ngoài qua một cửa nhỏ là vào nơi thờ cha mẹ Khổng Tử tức Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Đền Khải Thánh gồm hai công trình nằm ngang hàng qua toà Thượng điện (gọi là tả chiêu hữu mục), kiểu thức kiến trúc giống nhau, dài rộng bằng nhau, đều có 4 mái, đặc biệt có mái phía trước rộng hơn mái phía sau, tường hồi bít đốc, không có đao. Như vậy, Văn miếu Sơn Tây bao gồm nhiều hạng mục công trình liên hoàn, tạo nên một bức tranh đẹp nằm trong quần thể làng cổ ở Đường Lâm.
Tóm lại, về bố cục mặt bằng và cơ cấu các công trình của Văn miếu Sơn Tây, có sự tương đồng như đối với một số văn miếu hàng tỉnh khác. Đây là một công trình lớn, đồ sộ và mang phong cách kiến trúc Nguyễn, cuối thế kỷ XIX. Nhưng về chất liệu xây dựng, Văn miếu Sơn Tây được cổ nhân xây bằng chất liệu gạch đá ong, một chất liệu truyền thống của xứ Đoài nên cũng mang một vẻ đẹp riêng, hiếm có.
Đối với Văn miếu, di vật có giá trị nhất là những tấm bia đá ghi tên những vị tiến sĩ, đỗ đạt của địa phương. Tiếc rằng, trải qua năm tháng, cùng với những cuộc chiến tranh, sự tàn phá vô thức của con người, những tấm bia đá ở Văn miếu Sơn Tây đã bị phá hoại, mất, vỡ vụn. May mắn thay, nội dung một trong những tấm bia ấy đã được một cụ già địa phương ghi lại, đây là cơ sở để phục dựng lại tấm bia này. Ngày nay, ngoài chiếc khánh đồng - khánh đá và chín tấm bia còn lưu giữ tại đình Mông Phụ, những di vật khác tại Văn miếu chỉ còn lại trong tâm thức của người dân.
Văn miếu Sơn Tây hiện chỉ còn dấu tích. Địa điểm lịch sử này vẫn được bảo vệ, ghi nhớ...
Văn miếu Sơn Tây đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 2008./.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,
Quận Hà Đông thuộc TP Hà Nội được thành lập trên cơ sở toàn bộ 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 198.687 nhân khẩu của TP Hà Đông và thành lập thêm các phường Biên Giang, Dương Nội, Đồng Mai, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa.
Cũng theo nghị quyết này, TP Sơn Tây chuyển thành thị xã Sơn Tây thuộc TP Hà Nội.
Như vậy, TP Hà Nội có 334.470,02 ha diện tích tự nhiên và 6.232.640 nhân khẩu, có 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, Ứng Hòa và thị xã Sơn Tây; có 577 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn).
Thị xã Sơn Tây tọa lạc ở phía Tây Bắc TP. Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35 - 45km về phía Tây và Tây Bắc. Phạm vi ranh giới của thị xã này như sau:
Phía Bắc thị xã Sơn Tây tiếp giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Nam thị xã Sơn Tây tiếp giáp huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Phía Đông thị xã Sơn Tây tiếp giáp huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội. Phía Tây thị xã Sơn Tây tiếp giáp huyện Ba Vì, TP. Hà Nội.
Sơn Tây có tổng diện tích đất tự nhiên là 113,5 km2; quy mô dân số theo số liệu thống kê năm 2019 vào khoảng 146.856 người. Mật độ dân số 2.067 người/km2.
Về địa hình, tương tự huyện Ba Vì, địa hình Sơn Tây thuộc vùng bán sơn địa, thấp dần từ Tây sang Đông với 2 dạng địa hình chính: Vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. Địa hình đa dạng mang lại cho Sơn Tây thảm thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên xanh mát, tiềm năng để phát triển du lịch.
Về khí hậu, thị xã Sơn Tây thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc trưng bởi mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông hanh khô, lượng mưa ít. Với 4 mùa rõ rệt, Sơn Tây có điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Hiện tại, thị xã Sơn Tây có tổng cộng 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 6 xã (Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Sơn Đông, Kim Sơn, Đường Lâm, Cổ Đông) và 9 phường (Xuân Khanh, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm, Trung Hưng, Sơn Lộc, Quang Trung, Phú Thịnh, Ngô Quyền, Lê Lợi).
Thị xã Sơn Tây được công nhận là đô thị loại III vào ngày 30/05/2006. Ngày 02/08/2007, Chỉnh phủ đã ban hành quyết định thành lập TP. Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây (cũ). Ngày 01/08/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào TP. Hà Nội. Theo đó, Chính phủ cũng đã ra nghị quyết chuyển TP. Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây trực thuộc TP. Hà Nội vào ngày 08/05/2009. Kể từ đó tới nay, Sơn Tây có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 9 phường và 6 xã nêu trên.
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế thị xã Sơn Tây chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ tọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Địa phương tích cực chuyển đổi mô hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp cây trồng, vật nuôi. Toàn thị xã hiện có 100 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cẩm với giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt từ 1 - 3 tỷ đồng mỗi trang trại, mang lại công ăn việc làm cho hơn 800 lao động. Có khoảng 260 ha diện tích nuôi trồng thủy sản được duy trì phát triển. Bên cạnh đó còn có mô hình sản xuất rau an toàn ở phường Viên Sơn, Xuân Sơn, Sơn Đông.
Sơn Tây cũng đã chủ động quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp cũng như đầu tư vào các vùng du lịch, nhất là du lịch văn hóa - lịch sử như hồ Xuân Khanh, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, du lịch Đồng Mô, Thành cổ Đền Và - làng cổ Đường Lâm,... Tổng kết năm 2020, thị xã Sơn Tây đã hoàn thành vượt mức 16/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng 9,9%.
Định hướng trong những năm tới, thị xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp sạch (công nghiệp hỗ trợ). Cùng với đó, duy trì và phát triển các làng nghề, các nghề truyền thống có giá trị kinh tế. Đối với nông nghiệp, tiếp tục phát triển theo sản xuất hàng hóa bền vững, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...
Hạ tầng giao thông tại thị xã Sơn Tây ngày càng được nâng cấp, hoàn thiện. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.
Các tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn Sơn Tây gồm Quốc lộ 32 kết nối thị xã với trung tâm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ. Các tuyến Quốc lộ 21A (đường Cuba), Quốc lộ 2C kết nối Sơn Tây với các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn có đường tránh Quốc lộ 32 đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân trên địa bàn.
Cùng với đó, thị xã Sơn Tây có 6 tuyến tỉnh lộ (TL413, TL414, TL414B, TL416, TL417, TL418; 23 tuyến phố; 31 tuyến đường liên xã và nhiều đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng khác. Thời gian tới, Sơn Tây tập trung nguồn lực để nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tránh Quốc lộ 32 và nhiều tỉnh lộ.
Có 3 con sông chính chảy qua địa bàn thị xã Sơn Tây gồm sông Hồng, sông Tích, sông Hang tạo điều kiện phát triển giao thông đường thủy. Thực tế cho thấy, giao thông đường thủy của thị xã tập trung trên tuyến sông Hồng và 1 bến phà ở xã Đường Lâm, 1 cảng Sơn Tây, 1 bến khách du lịch hồ Đồng Mô, 8 bến bốc xếp hàng hóa, 4 bến khách ngang sông.