Hermes là một trong những vị thần nổi tiếng và nắm giữ vai trò quan trọng trong thần thoại Hy Lạp. Hãy cùng Grand Art tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về vị thần này nhé!
Hermes là một trong những vị thần nổi tiếng và nắm giữ vai trò quan trọng trong thần thoại Hy Lạp. Hãy cùng Grand Art tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về vị thần này nhé!
Hermes là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus. Hermes là con trai của thần tối cao Zues và nữ thần Maia, Thần Hermes là một vị thần trẻ mãi không già và bất tử. Ông là vị thần bảo hộ cho kẻ trộm, người du lịch, các sứ thần, mục đồng và chăn nuôi, người thuyết trình, thương nghiệp, khoa học kỹ thuật ,các đơn vị đo lường, điền kinh, thể thao, sự khôn ngoan, lanh trí, và các phát minh, sáng chế, ngôn ngữ. Ngoài ra Hermes là vị thần đưa thư, truyền tin của đỉnh Olympus, là người dẩn đường cho các linh hồn xuống địa ngục.
Hermes rất hay ăn trộm đồ của các vị thần hoặc bày trò chọc phá họ. Nhờ có đôi hài có cánh, Hermes có tốc độ di chuyển rất nhanh và có thể đi lại dễ dàng giữa các thế giới. Nhờ thế, ông còn có nhiệm vụ là người dẫn đường cho linh hồn người chết đi đầu thai.
Hermes cũng là người tạo ra cây đàn lyre – một nhạc cụ dân gian rất phổ biến của người Hy Lạp. Đó là món quà mà Hermes đền cho Apollo vì tội chọc phá của mình.
Biểu tượng của Hermes là y hiệu ( hình 2 con rắn quấn vào nhau), mũ và đôi dép có cánh, cò và rùa.
Bắc cầu cho thời đại các vị thần sống một mình và thời đại mà sự can thiệp của thần thánh vào cuộc sống của loài người bị hạn chế là thời đại chuyển tiếp khi thần và người cùng sống tự do với nhau.
Thể loại truyện kể thông dụng nhất về sự gặp gỡ của các vị thần và những con người đầu tiên có liên quan đến việc các nam thần (thường là Zeus) quyến rũ hay cưỡng bức một phụ nữ, rồi tạo ra những người con anh hùng. Trong một vài trường hợp, một nữ thần lại kết hợp với một người đàn ông, như trong Vần thơ của Homer về Aphrodite, trong đó nữ thần này kết hợp với Ankhises và sinh ra Aeneas. Cuộc hôn nhân của Peleus và nữ thần Thetis, sau đó sinh ra Achilles, là một ví dụ khác.
Một thể loại nữa có liên quan đến sự chiếm đoạt hay phát minh ra vật dụng văn hóa quan trọng nào đó, như khi Prometheus ăn trộm lửa từ các vị thần, khi Tantalus lấy trộm rượu và thức ăn trên bàn của Zeus đem về bàn tiệc của mình - tiết lộ cho họ về các bí mật của các vị thần, khi Prometheus hay Lycaon phát minh ra tế lễ, khi Demeter dạy nông nghiệp và các các nghi thức tế lễ bí mật cho Triptolemus, hay khi Marsyas phát minh ra aulos (một nhạc cụ giống như sáo) và thi đấu âm nhạc với thần Apollo.
Và một thể loại nữa dành riêng cho thần Dionysus: vị thần đến từ những vùng đất ngoại bang, lang thang khắp Hy Lạp để truyền bá tín ngưỡng của mình. Vua Lycurgus hay Pentheus, gây khó khăn và chống đối lại thần, cuối cùng bị thần trừng phạt tàn nhẫn.
Thời đại các anh hùng có thể được phân chia ra quanh các sự kiện vĩ đại của cuộc hải trình của nhóm thủy thủ tàu Argo (một nhóm các anh hùng cùng với người hùng Jason của thần thoại Hy Lạp) và Chiến tranh thành Troia. Cuộc chiến thành Troia tạm đánh dấu sự kết thúc của thời đại các anh hùng.
Trong các anh hùng, Heracles hầu như nổi trội hơn hẳn. Các kỳ công mà người anh hùng này đơn độc lập được, với các chủ đề như trong truyện dân gian, đã trở thành tài liệu cho các huyền thoại được nhiều người biết đến. Khả năng ăn uống kinh khủng cộng với tính cách chất phác, mộc mạc cũng làm cho Heracles trở thành một hình tượng quen thuộc trong hài kịch; trong khi kết cục đáng thương lại trở thành tài liệu cho bi kịch.
Các nhân vật khác trong thế hệ đầu tiên của các anh hùng, như Perseus, Theseus và Bellerophontes, có nhiều đặc điểm giống với Heracles. Các chiến công của họ cũng lạ thường, cũng do họ đơn độc tạo ra và gần như là truyện thần tiên, như khi họ tiêu diệt các quái vật như Medusa và chimera. Thế hệ này không được ưa chuộng trong việc trở thành đề tài cho các các thi sĩ về sau. Người ta biết đến họ chủ yếu là thông qua các nhà ghi chép huyền thoại và các lời nhận xét thoáng qua trong các tác phẩm văn xuôi. Tuy nhiên họ lại là các đề tài ưa thích của thể loại nghệ thuật thị giác.
Hầu như mọi thành viên của thế hệ anh hùng kế tiếp, cũng như Heracles, đều đi với Jason trong hành trình tìm kiếm Bộ lông cừu vàng. Thế hệ này cũng bao gồm cả Theseus, người đi đến Crete để tiêu diệt Minotaur; nữ anh hùng Atalanta; và Meleager, người đã từng có một thiên anh hùng ca của riêng mình có thể cạnh tranh với Iliad và Odyssey.
Trong giai đoạn giữa cuộc hải trình trên tàu Argo và Chiến tranh thành Troia, có một thế hệ nữa được biết đến chủ yếu về các tội ác kinh khủng. Các tội ác này bao gồm các hành vi của Atreus và Thyestes ở thành Argos; và của Laius và Oedipus ở Thebes, cuối cùng dẫn đến sự cướp phá thành phố này dưới tay của Bảy người chống lại thành Thebes và Epigoni. Vì những lý do hiển nhiên mà thế hệ này cực kỳ được ưa thích bởi các tác giả bi kịch của thành Athena.
Ngay từ cổ xưa, các tác giả như Herodotus đoán rằng người Hy Lạp đã vay mượn hàng loạt các vị thần từ người Ai Cập. Sau này, các tác giả Cơ Đốc đã cố gắng giải thích việc thờ nhiều thần của người Hy Lạp như là một sự thoái hóa của tôn giáo đến từ Kinh thánh. Tuy nhiên, vào các thế kỷ 19 và 20, các ngành khoa học khảo cổ và ngôn ngữ được dùng để giải thích nguồn gốc của thần thoại Hy Lạp.
Một mặt, ngôn ngữ học lịch sử cho thấy một vài phần của thần hệ Hy Lạp đến từ xã hội Ấn-Âu cùng với cội nguồn của ngôn ngữ Hy Lạp. Vì thế, ví dụ, cái tên Zeus có cùng nguồn gốc với Jupiter trong tiếng Latin, Dyaus trong tiếng Phạn và Tyr trong tiếng Đức (xem Dyeus), cũng như tên Ouranos với tên Varuna trong tiếng Phạn. Trong các trường hợp khác, các sự tương tự trong các nhân vật và chức năng của họ cũng chứng tỏ một cội nguồn chung, tuy nhiên, các chứng cứ ngôn ngữ học còn chưa đủ, nên khó có thể chứng thực được - như trong trường hợp Moirae của người Hy Lạp và Norns của thần thoại Bắc Âu.
Mặc khác, khảo cổ học lại cho thấy một sự vay mượn lớn của người Hy Lạp từ các nền văn minh Tiểu Á và Cận Đông. Kybele là một ví dụ rõ ràng của việc vay mượn từ văn hóa Anatolia, trong khi Aphrodite lại có nhiều đặc điểm hình tượng và danh hiệu từ nữ thần của văn hóa Semit như Ishtar và Astarte.
Các nghiên cứu văn bản đã hé lộ một vài tầng lớp trong các câu chuyện, ví dụ như những lời nói phụ dẫn Theseus vào trong câu chuyện Mười hai kỳ công của Heracles. Người ta cho rằng những câu chuyện có liên quan đến việc dùng tên người đặt cho một địa danh bắt nguồn từ các nỗ lực tiếp thu thần thoại của một tín ngưỡng này vào một tín ngưỡng khác để thống nhất các nền văn hóa.
Ngoài sự bắt nguồn từ Ấn-Âu và Cận Đông, một vài học giả còn cho rằng có sự liên quan giữa thần thoại Hy Lạp đối với các nhóm xã hội Hy Lạp trong thời kỳ trước thời văn minh Hellen mà cho đến nay người ta còn chưa hiểu rõ, ví dụ như những người Mino và những người được gọi là người Pelasgi. Điều này đặc biệt đúng trong trường hơp về các vị thần âm ty và thần mẫu. Lấy ví dụ, ba thế hệ thần chính trong Thần phả của Hesiod (Uranus, Gaia, v.v.; các Titan và rồi sau đó là các vị thần trên đỉnh Olympus) có thể là phản ánh về sự tranh đấu gữa các nhóm xã hội, với ba nền văn hóa đỉnh cao của nền văn minh Hy Lạp: Minoa, Mycenae và Hellen.
Sự giống nhau giữa câu chuyện của Hesiod và thần thoại của người Hurrian về Anu, Kumarbi và Teshub cho thấy rất có thể câu chuyện này là một sự phóng tác dựa trên các tài liệu vay mượn hơn là một sự bóp méo các dữ kiện lịch sử. Sự tương tự giữa các thế hệ thần sớm nhất (Chaos và các con) và Tiamat trong Enuma Elish là có khả năng (Joseph Fontenrose, Python: A Study of Delphic Myth and Its Origins: NY, Biblo-Tannen, 1974).
Các học giả thuộc trường phái phân tích tâm lý do Carl Jung sáng lập như Karl Kerenyi nghiêng về quan điểm nguồn gốc của các câu truyện thần thoại (và sự mơ mộng) là từ các nguyên mẫu chung. Mặc dù không phải độc giả nào cũng đồng ý với sự diễn giải về thần thoại theo các thuật ngữ về sự mơ mộng/tưởng tượng của trường phái tâm lý học Carl Jung (ví dụ như theo Kerenyi hay Joseph Campbell), hầu hết mọi người đều đồng ý rằng thần thoại mang tính chất tưởng tượng trong hai mặt: chúng không hoàn toàn nhất quán với nhau, và có lẽ là không nhất quán ngay cả trong một chi tiết thần thoại riêng biệt, và chúng thường phản ánh một vài kinh nghiệm nhất thời về bản chất của thượng đế, một sự hiển linh nào đó, mà sau này phải được liên kết vào một sợi chỉ dẫn chuyện, giống như là sự tưởng tượng được tạo ra từ các sự kiện nối tiếp nhau.
Tóm lại, nguồn gốc của thần thoại Hy Lạp vẫn còn đang là một câu hỏi mở đầy lôi cuốn.