Cao điểm 689 Hướng Hóa, một trong những địa danh nổi tiếng…
Cao điểm 689 Hướng Hóa, một trong những địa danh nổi tiếng…
Vĩnh Phúc là vùng đất cổ, trung tâm của nước Văn Lang xưa là vùng đất có nền văn hóa và truyền thống lâu đời trong lịch sử xây dựng và dìn dữ đất nước. Ngày nay vẫn đang còn di chỉ khảo cổ ở Lũng Hòa, Thành Dên, Đồng Đậu. Với gần 1000 di tích danh thắng hơn 300 chùa gần 100 miếu hơn 100 đền và khoảng 300 đình. Trong đó có 67 di tích xếp hạng cấp quốc gia.
Có nhiều di tích mang dấu ấn giá trị tâm linh như: tháp Bình Sơn, danh thắng Tây Thiên, đền Trần Nguyên Hãn, Đồng Đậu. Ngoài ra Vĩnh Phúc là chiến trường của trận đánh Bình Lệ Nguyên oanh liệt hào hùng.
Vùng Tam Đảo ngày nay là một trong những địa bàn cứ điểm quan trọng của nghĩa quan Đề Thám trong hoạt động kháng chiến chống Pháp.
Vĩnh Phúc là vùng đất có truyền thống hiếu học và có nhiều anh hùng hào kiệt đất khoa bảng nổi tiếng của nước Đại Việt ta thời đó, có 98 tiến sỹ chiếm 10% khoa bảng của Việt Nam, nhiều bậc nhân tài học cao hiểu rộng đứng đầu trong bộ máy nhà nước và dữ nhiều cương vị. Cống hiến cho triều đình phong kiến và được tôn vnh lưu danh trong sử sách đến ngày nay.
Để lại một kho di sản văn hóa vật thể đồ sộ. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn là vùng có nhiều loại hình di sản văn hóa dân gian đặc sắc như: văn học, mỹ thuật, âm nhạc… Vĩnh Phúc là nơi gắn liền với cội nguồn lịch sử dân tộc được lưu truyền ở nhiều địa phương như: truyền thuyết ng con gái Tam Đảo, truyền thuyết về 2 bà TRưng và về Đinh Thiển tích. Những anh hùng đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó đến tận ngày nay chúng ta vẫn còn biết đến Vĩnh Phúc với nhiều loại hình nghệ thuật nổi tiếng như: ca trù, hát văn, hát xẩm, hát xoan…
Là trung tâm của đất nước Văn Lang cổ xưa nên Vĩnh Phúc luôn gắn liền với các lễ hội dân gian lâu đời. Là món ăn tinh thần của người dân, khái quát lại đời sống và tinh thần của ông cha cũng là nơi gắn kết công đồng cũng là để phản ánh những ước mơ và nguyexn vọng của con người đối với cuộc sông hiện tại cho tới tương lai, với rất nhiều nội dung vô cùng phong phú. Đó là những lễ hội nhằm để tưởng nhớ về công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc, hay là những buổi lễ cầu thần linh cho mưa thuận gió hòa và những ngày hội mang tính tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng.
Ở Bắc Ninh có một ngôi đền nổi tiếng xin lộc rơi, lộc vãi và vay vốn làm ăn kinh doanh có thể bạn quan tâm.
Tìm hiểu về: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Còn nói về các làng nghề truyền thống thì ở Vĩnh Phúc có: làng Gốm, làng nghề mây tre đan lát, làng nghề cơ khí vận tải, làng điêu khắc đá, làng rắn, làng rèn… Các làng nghề cổ xưa này đều năm ở gần vùng trung tâm di lịch nên khá tiện cho du khách khi tới tham quan Vĩnh PHúc.
Về nét văn hóa ẩm thực ở đây thì cũng rất bình dị và dản đơn, những món ăn cách uống mang đậm nét miền quê, gắn liền với cuộc sông của người dân lao động như: mắm tép, cá thính, cá gỏi, bánh nẳng, cháo se, bánh hòn, nem chua, đa nem, bún bánh, rượu dừa, bánh trùng mật mía bánh gio, bánh ngõa…
Xem thêm: Những điểm du lịch tâm linh ở tỉnh Hải Dương nổi tiếng nhất
Ngôi chùa nằm ở xã Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc hay còn được biết đến là thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba thiền viện lớn nhất Việt Nam. Chùa là nơi thờ thánh Mẫu và phật tổ.
Chùa được xây với lối kiến trúc bao gồm: chính điện, nhà Tổ, lầu chuông, lầu trống,… Nằm ở dữa Thiền Viện với độ cao 17m, diện tích hơn 600m2 là chính điện được chống đỡ bởi bốn trụ chính với đường kính 1m nên không gian vô cùng rộng rãi, là nơi thờ Phật Tổ và cũng là nơi cho các chư tăng tu luyện. Bên trái của tòa chính điện chính là lầu chuông và lầu trống. còn phía sau lưng là nhà thờ Tổ, đặt tượng thờ Trúc lâm tam tử.
Cho đến nay chùa còn lưu dữ được rất nhiều những bức tượng được tạc vô cùng công phu và tỉ mỉ, tất cả những bức tượng đó đầu được làm bằng đá sa thạch. Ngoài ra chùa còn có những câu đối cổ tồn tại với bề dài lịch sử. Vào ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm là ngày lễ của nhà chùa để con dân thập phương về dâng hương dâng lễ.
Có thể nói khu du lịch tâm linh Chùa Tây Thiên ở Vĩnh Phúc là địa điểm nổi tiếng nhất của tỉnh.
Xem chi tiết bài viết : Khám phá chùa Tây Thiên – Vĩnh Phúc và kinh nghiệm khi đi du lịch tại đây
Ngôi chùa được xây cạnh đình Hương Canh, nằm ở thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên vào thời niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 2 ngôi chùa được xây dựng lên, với lối kiến trúc hình chữ Công. Ngay phía trước chùa là Tự môn sở, chính là địa điểm của các vị chức sắc hội họp bàn về công việc liên quan tới ba làng Hương, Ngọc, Tiên.
Tiền đường bao gồm có 5 gian 2 dĩ được nối liền với tòa Thượng điện song song bằng ba gian ống muỗng. Ngôi chùa có tới 52 cây cột gỗ, 14 bộ vì kèo, vừa theo phong cách chồng rường, vùa theo kiểu chồng nóc tạo nên một bệ đỡ vô cùng chắc chắn cho chùa. Còn về những mảng trang trí là bào trơn đóng bén, phía sau lưng chùa là nơi treo một cái chuông được làm bằng đồng thau.
Khu du lịch tâm linh chùa Kính Phúc tỉnh Vĩnh Phúc được nhà nước cấp là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2000.
Ngôi chùa được xây dựng từ cuối thời nhà Lý, tên theo hán tự lag Ngũ Phúc tự, hay còn có tên là chùa của 5 làng Tích Sơn cổ, ngày nay là phường Tích Sơn.
Ngôi chùa được xây với quy mô đồ sộ với nhiều điểm như: gác chuông, nhà Tổ, Tam quan, Chính điện và mộ tháp. Khu chính điện được xây theo kiến trúc hình chữ Đinh với một hệ thống cột trụ chủ yếu làm bằng gỗ và gạch xây, mái thì được lợp bằng gỗ quý tất cả được bào trơn bóng mangcarm giác rất chắc chắn và vững vàng.
Ở chùa nghệ thuật điêu khắc khá là ít chỉ có chủ yếu là ở các bức chạm cửa nách hậu cung nhà Tổ. Trong chùa cho tới nay còn lưu dữ được 16 pho tượng bằng nhiều chất liệu khác nhau như gỗ và đồng, được bố trí khắp trên Thượng điện và nhà Tổ, trong đấy đặc biệt nhất có pho tượng của Adiđà được làm bằng đồng nguyên khối, chiều cao là 1m, được tạc ở tư thế tọa thiền, ngài ngồi trên đài sen mang giá trị nghệ thuật rất cao.
Khu du lịch tâm linh đền Tích sơn ở Vĩnh Phúc vào năm 1992 đã được nhà nước cấp là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Ngôi chùa có tên hán tự là Niết Bán tự, hay còn được biết đến là chùa Bàn Gản huyện Lập Thạch. Qua những dấu tích còn sót lại thì chùa được xây dựng vào thời nhà Lê, xây theo kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm có năm gian và hai chái, trong chùa có 3 bộ cửa bức bàn ở 3 giàn dữa tất cả bằng gỗ lim. Gác chuông được làm hình vuông theo kiểu phương đình, quả chông có trọng lượng lớn lên tới 100kg.
Nhìn về phía trước chùa còn có lăng thờ tự sư Lâm Thần, chính là người góp công lao trong việc tu sửa chùa Đông Lai. Ngôi chùa là nơi thờ Phật theo phái thiền Tọa Sơn, bên cạnh đó vẫn chịu sự ảnh hưởng của Đạo giáo và Nho giáo.
Ngôi chùa hiện đang lưu dữ 6 pho tượng Tổ và 22 pho tượng phật. Trong số những pho tượng phật lại được chia ra làm 3 thế giới hình tượng riêng: tượng thiên thần, tượng nhân thần và tượng phật thường.
Khu du lịch tâm linh chùa Đông Lai tại tỉnh Vĩnh Phúc đã được nhà nước cấp tặng là di tích cấp quốc gia vào năm 1992.