Thầy Pháp Lưu, Làng Tu Yên Bái.
Thầy Pháp Lưu, Làng Tu Yên Bái.
Tôi dịch tập Dhammapada ra tiếng Việt để cúng dường Phật đản 2513 (1969). Quyển kinh Dhammapada thuộc tập Khud daka Nikaya (Tiểu bộ kinh) được xem như quyển Thánh kinh trong Phật giáo và trở thành một trong những tập sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trong kinh sách Phật giáo. Không những 423 bài kệ trong kinh này tóm thâu tinh hoa giáo lý đức Phật, nhưng nhiều bài kệ đã trở thành những lời dạy chính đức Phật thân thuyết. Và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm thấy như thân nghe chính lời Phật dạy từ hơn 2000 năm vang lại. Giá trị bất hủ của tập Dhammapada là ở chỗ này, và ta cảm thấy không còn sợ trung gian của các vị Tổ sư kết tập kinh điển.
Chúng tôi cho dịch theo thể kệ năm chữ một, để thật trung thành với nguyên văn, và quí vị sẽ thấy rõ sự cố gắng của chúng tôi, đã dịch hết sức sát với nguyên văn, và nhiều bài kệ có thể xem không thêm, không bớt, một chữ Pali chúng tôi cũng cố gắng tôn trọng đến mức tối đa. Vì đây là thể kệ chứ không phải là thể thơ nên không có thi hóa trong bản dịch của tôi.
Dịch tập Dhammapada này ra thể kệ, chúng tôi chỉ có một tâm nguyện mong sao những lời dạy này của đức Phật sẽ soi sáng dẫn đường cho mọi hành động, tâm tư, ngôn ngữ của chúng ta. Và ở trong một thời đại đầy máu lửa đau thương nước mắt, đầy những phân hóa, hỗn tạp, hận thù này, những lời dạy này của đức Phật xoa dịu một phần nào cho tâm tư đã quá căng thẳng hay buồn nản của con người Việt Nam, làm con người Phật tử trở lại con người Phật tử.
Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Sau khi ổn định cuộc sống ở Pháp, vợ chồng tôi quyết định sinh bé thứ hai. Tôi đã trải qua việc mang thai và sinh nở một lần nên bây giờ cũng không còn cảm giác hồi hộp và lo lắng như trước nữa.
Ở bệnh viện, sản phụ nào cũng được bác sĩ cư xử bình đẳng, không phân biệt có tiền hay không. Trước đó tôi bị sẩy thai ở nhà vì đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều nhưng tự xử lý mà không dám gọi cho số cấp cứu 911. Bạn biết vì sao không?
Ngay khi que thử xuất hiện hai vạch, tôi liền đến gặp bà bác sĩ gia đình, báo với bà rằng tôi đã có thai và xin lời khuyên. Ngay khi tôi thông báo, bác sĩ hơi ngạc nhiên, nói rằng lẽ ra tôi nên thực hiện các bước tiêm phòng trước, như tiêm phòng viêm gan B, tiêm phòng cúm rubella, tiêm phòng toxoplasmosis 1 dạng nhiễm ký sinh trùng, thường gặp nhất khi tiếp xúc với mèo.
Nhưng giờ mọi việc đã lỡ rồi nên tôi cần phải cẩn thận hơn. Bà cũng nói rằng bà không thể theo dõi quá trình mang thai của tôi, bởi bà chỉ là bác sĩ đa khoa, người tôi cần gặp là bác sĩ sản khoa, tôi có thể đăng ký ở các phòng khám tư hoặc ở bệnh viện thành phố.
Cú sốc 1: Lần khám sản khoa đầu tiên
Ở Việt Nam, tôi chưa từng đi khám sản khoa trước khi mang thai, tôi không biết người ta sẽ phải làm những gì. Khi mang thai con gái đầu, lần khám đầu tiên của tôi chỉ đơn giản là bác sĩ nói tôi uống thật nhiều nước, ra ngoài ngồi đợi, sau đó bác sĩ siêu âm cho tôi. Tất cả chỉ có thể.
Ngay khi bé con vừa lọt lòng, bà đỡ lập tức đặt bé lên ngực của tôi; cảm giác da-tiếp-da lần đầu thực sự thiêng liêng, tôi rưng rưng xúc động
Ngược lại, ở Pháp, khi bắt đầu khám, bác sĩ yêu cầu tôi cởi hết quần áo. Bà bảo việc này là hoàn toàn cần thiết, vì bà cần kiểm tra sức khoẻ sinh sản của tôi cũng như phát hiện sớm các khả năng bị ung thư vú, nếu có. Tiếp theo, bác sĩ kê tôi một danh sách các xét nghiệm máu cần phải làm ngay, để đảm bảo rằng sức khoẻ của tôi đủ tốt để đón con ra đời. Bác sĩ nhấn mạnh với tôi rằng, kể cả sau này khi tôi đã sinh con xong, cũng cần giữ thói quen gặp bác sĩ sản khoa, ít nhất 1 năm 2 lần, kể cả khi tôi không gặp vấn đề gì về sức khoẻ sinh sản.
Thể trạng của tôi hơi bé, tôi chỉ nặng 40 kg lúc bắt đầu mang thai. Vì thế, tôi luôn lo lắng về việc ăn uống và dưỡng thai. Tôi hỏi bác sĩ mình nên ăn gì, và đề nghị bác sĩ kê cho tôi ít loại thuốc bổ cũng như giới thiệu cho tôi các loại sữa dành cho bà bầu.
Bà bác sĩ tròn mắt nhìn tôi hỏi lại, sữa bầu là gì, tôi chưa từng nghe. Ở đây chỉ có phân biệt sữa cho trẻ dưới 3 tuổi và trên 3 tuổi thôi, hoặc sữa dành cho những người khó tiêu, chứ không có sữa dành riêng cho bà bầu. Mọi người đều uống sữa tươi như nhau cả. Thuốc bổ cũng không cần thiết. Điều quan trọng nhất là ăn uống cân bằng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng vitamin.
Kiêng ư? Không nhiều, đừng uống rượu và ăn các đồ sống như thịt bò sống (tartar- một trong các món đặc sản của Pháp), hàu sống, sushi, salad rau sống là được.
Cú sốc thứ 3: Chỉ siêu âm 3 lần
Cuối buổi gặp, tôi ngạc nhiên vì bác sĩ sản khoa không hề có ý định siêu âm cho tôi. Bác sĩ cười bảo mặc dù tôi cần gặp bà mỗi tháng 1 lần để kiểm tra sức khoẻ, nhưng khi cần siêu âm, tôi cần đặt hẹn với phòng siêu âm ở chỗ khác, và nếu như mọi thứ đều bình thường chỉ cần siêu âm 3 lần trong suốt thai kỳ, vào tuần thứ 12, 22 và 32.
Quan trọng hơn, mỗi lần siêu âm, tôi cần có đơn của bác sĩ sản khoa, tôi không thể cứ thế mà đến được. Khi có kết quả tôi được giữ một bản, bản kia sẽ được trực tiếp gửi tới bác sĩ của tôi để theo dõi. Việc đặt hẹn siêu âm cũng phải làm từ sớm, trước cả tháng trời, nếu không họ sẽ không thể sắp xếp vào đúng ngày mà tôi mong muốn.
Cú sốc thứ 4: Tăng cân nhiều không phải là dấu hiệu tốt
Vào tháng thứ 4, tôi tăng 4 kg. Bà bác sĩ hoảng hốt hỏi tôi, cô đã ăn những gì thế, tại sao lại tăng nhiều như thế này? Không ổn chút nào! Nếu con cô quá to thì sẽ không sinh thường được đâu đấy, bà bác sĩ doạ tôi.
Thế là tôi bắt buộc phải ăn kiêng, không ăn đồ ngọt, không dùng đường, không ăn kem, không uống Coca. Bác sĩ còn bảo mỗi ngày không cần ăn nhiều cơm quá, một bát mỗi ngày là đủ rồi.
Bác sĩ cũng yêu cầu tôi phải làm xét nghiệm tiểu đường. May mắn là tôi không gặp vấn đề gì, nhưng bác sĩ vẫn không bỏ lệnh ăn kiêng cho tôi, nên suốt cả mùa hè mang thai, tôi chẳng được một cái kem nào.
9 tháng mang thai tôi tăng 16 kg, nếu không ăn kiêng, chắc tôi sẽ tăng hơn 20 kg, giống như lần mang thai trước. Trong khi đó, lý tưởng nhất, theo bác sĩ, là tăng từ 10-12 kg trong suốt thai kỳ.
Trong thời kỳ mang thai, bác sĩ sản khoa khuyên tôi nên đến lớp thai sản để học cách thở, cách rặn trong ngày lâm bồn. Ở lớp này, tôi cũng sẽ được hướng dẫn các bài tập nhẹ nhàng để tránh bị đau chân, đau lưng hay mệt mỏi trong thời gian mang bầu. Họ cũng cho tôi một danh sách những thứ cần chuẩn bị khi đi đẻ, cũng như khi có các dấu hiệu nào thì cần đến bệnh viện.
Sau khi con gái tôi được ba cắt dây rốn, được lau rửa sạch sẽ, hộ lý chuyển hai mẹ con về phòng nghỉ khác. Trong phòng này, ngoài tiện nghi dành cho ba mẹ còn có bồn tắm và cũi dành riêng cho bé nữa.
Mặc dù đã yên tâm là học thuộc bài, tôi vẫn không khỏi lo lắng khi bắt đầu cảm thấy các cơn co tử cung vào sáng sớm. Đợi đến tầm 9h, tôi suốt ruột liền giục chồng khăn gói tay nải gửi con lớn cho nhà hàng xóm và hai vợ chồng vào viện. Hỡi ôi, thế mà khi tôi vào, khám xét xong, bác sĩ bảo, về đi, chưa đẻ được đâu, bao giờ đau liên tục (5 phút/lần) trong vòng 2 giờ hẵng quay trở lại!!!
Thế là tôi phải về thật, gần hết ngày mới quay trở lại, họ sắp xếp cho tôi một phòng riêng có phòng tắm, còn có kèm theo một giường nhỏ cho người nhà nữa. Họ dặn, nếu đau quá, tôi có thể ngâm bồn nước nóng mát-xa cho đỡ đau. Có lẽ đây là may mắn khi tôi sống ở tỉnh lẻ, phòng ốc bệnh viện rộng rãi, thoáng mát như khách sạn, lại có phòng riêng. Còn ở Paris, ở các bệnh viện công, mỗi phòng thường có 2 sản phụ.
Cú sốc thứ 6: Giây phút sinh con – Cái ôm đầu tiên
Vì lần này tôi cảm thấy mình không đủ sức chịu được cơn đau nên yêu cầu được gây tê màng sống. Tất cả các xét nghiệm cần thiết cho việc gây tê tôi đã thực hiện từ khi thai được 32 tuần.
Sau khi hoàn thành việc gây tê, tôi cảm thấy thực sự thoải mái, có thể vui vẻ cười nói và chụp ảnh cùng chồng tôi ở bên cạnh, dù lúc này tôi đang ở trong phòng chờ sinh. Tôi còn nhớ mãi khi chuẩn bị sinh con lần đầu tiên, mẹ tôi bảo rằng khi nào con đau đến mức thấy mặt trời rửa bát là sắp sinh rồi, nhưng thực sự tới giờ, tôi vẫn không tài nào hiểu được như thế có nghĩa là đau đến mức nào?
Khi cảm thấy được cơn gò dồn dập hơn, tôi bấm nút gọi bà đỡ. Kiểm tra xong, bà đỡ bảo tôi đã thấy tóc của con cô rồi, nhưng chúng ta đợi thêm chút nữa cho cổ tử cung mở to hơn nhé, bây giờ mới được 8 phân thôi. Tôi hoảng quá, thế thì bao giờ mới được đẻ nhỉ, vì tôi cũng đã chờ đợi khá lâu rồi, và cũng tương đối sốt ruột rồi. Tôi còn nhớ như in, lần sinh con đầu ở một bệnh viện tỉnh ở Việt Nam, bà đỡ đẻ cho tôi nói với hộ lý, “mẹ này mở được 6 phân rồi, cho cô ấy đẻ đi để em còn kịp về đón con”. Và thế là tôi sinh con!
Lần này, bà đỡ bảo tôi có gì phải vội vàng đâu, khi nào cô thật sẵn sàng thì chúng ta sẽ bắt đầu. Trong lúc tôi rặn, bà đỡ nhẹ nhàng động viên, cổ vũ tôi; bên cạnh còn có chồng nắm tay và lau mồ hôi, tôi cảm thấy mình rất vững tâm trong cuộc vượt cạn. Ngay khi bé con vừa lọt lòng, bà đỡ lập tức đặt bé lên ngực của tôi; cảm giác da-tiếp-da lần đầu thực sự thiêng liêng, tôi rưng rưng xúc động thấy da dẻ con gái tôi chuyển dần từ màu tím sang màu hồng khi nhận được hơi ấm từ ngực mẹ. Sau này tôi mới biết, việc da-tiếp-da ngay khi vừa ra đời rất quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và bé. Tôi đã không có cơ hội dành cái ôm đầu tiên cho con gái đầu khi con vừa ra đời, và tôi rất lấy làm tiếc vì điều đó.
Cú sốc thứ 7: Chăm sóc sau sinh
Sau khi con gái tôi được ba cắt dây rốn, được lau rửa sạch sẽ, hộ lý chuyển hai mẹ con về phòng nghỉ khác. Trong phòng này, ngoài tiện nghi dành cho ba mẹ còn có bồn tắm và cũi dành riêng cho bé nữa. Bữa ăn được phục vụ tận phòng cho mẹ, và hai mẹ con sẽ ở lại đây cho đến khi con bắt đầu tăng cân thì được về nhà, thông thường là sau 3 ngày, hoặc 5 ngày nếu mẹ sinh mổ.
Bữa ăn của sản phụ không có gì đặc biệt, cũng đầy đủ khẩu phần như thông thường. Bác sĩ chỉ khuyên tôi nếu cho con bú thì nên uống nhiều nước hoặc sữa ấm, kiêng cữ các món cay, hoặc quá nóng và sống vì như thế dễ làm bé bị đầy hơi và đau bụng.
Ngay từ ngày đầu về đây, hộ lý đã đến hướng dẫn tôi cách vệ sinh thân thể cho bản thân tôi, và yêu cầu tôi tắm ngay khi tôi cảm thấy khoẻ hơn, chứ hoàn toàn không được kiêng tắm. Ngày tiếp theo, tôi được hướng dẫn cách tắm và thay tã, mặc quần áo cho bé, cũng như cách vệ sinh rốn hay nhỏ mũi, nhỏ mắt. Việc nhỏ mũi và mắt cần được thực hiện 6-8 lần mỗi ngày. Họ cũng hướng dẫn tôi cụ thể các cách xử lý chung khi con khóc và những điều cần chú ý khi nuôi con. Những ngày tiếp theo đều có bác sĩ nhi đến thăm, khám, lấy máu xét nghiệm để phát hiện sớm các khuyết tật của con, nếu có.
Ngày mẹ con tôi xuất viện, bác sĩ đến dặn dò kĩ lưỡng về việc thăm khám định kì của con, cũng như cho tôi đầy đủ danh sách các bác sĩ, phòng khám nhi, sản, và tâm lý, kèm theo một cuốn sổ khám sức khoẻ sẽ theo con suốt 18 năm đầu đời.
Cú sốc thứ 8: Giọt sữa đầu tiên
Đêm đầu tiên, sữa tôi chưa về, con tôi gào khóc. Tôi cũng khóc theo con. Tôi biết tôi không nhiều sữa. Lần sinh con đầu tiên, tôi phải chuẩn bị sẵn một hộp sữa bột, ngay khi con khóc là đút sữa cho con ngay, vì sữa mẹ làm gì đã có.
Mẹ tôi, ngày ấy, đã phải dùng mọi kế sách, cho tôi ăn cháo chân giò, chân dê, chân lợn rừng, lá mít, lá nếp, còn nhờ một người họ hàng đến nhồi ngực cho tôi để mong sữa về. Một tuần sau con tôi mới được bú sữa mẹ!
Tôi gọi y tá để xin sữa cho con bé con, vì lần này tôi chưa kịp chuẩn bị. Y tá hỏi tôi không có ý định nuôi con bằng sữa mẹ hay sao, vì nếu có, họ sẽ không đưa sữa bột cho con tôi, mà tôi phải cho bé tích cực bú ti mẹ, như thế sữa mới về được. Tôi cãi, bảo như thế con bé đói, nó khóc cả đêm tội nghiệp lắm. Họ trấn an tôi rằng lúc này dạ dày con bé tí ti, mà những giọt sữa đầu tiên của mẹ lại giàu dinh dưỡng và nó rất tốt cho sức đề kháng của con. Bé khóc đơn giản vì bé đang làm quen với môi trường mới chứ bé không đói đâu, mẹ đừng lo.
Tôi đành tặc lưỡi làm theo lời khuyên của họ, mặc dù trong lòng còn hoài nghi, nhưng tôi đâu có lựa chọn nào khác. Ấy vậy mà quả nhiên, sau 2 đêm bú chay và gào khóc, sữa về tràn trề, mà tôi không cần phải viện đến sự trợ giúp của món cháo chân giò “đầy ám ảnh” xưa kia nữa.
Sau này tôi tích cực truyền lại kinh nghiệm này cho bạn bè tôi, nhưng dường như họ cũng đầy hoài nghi như tôi lúc ban đầu vậy!
Bất cứ người nào cư trú trên nước Pháp quá 3 tháng cũng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Chế độ này sẽ giúp thanh toán 70-80% tiền viện phí hoặc khám chữa bệnh, nhưng riêng với chế độ thai sản sẽ được trả 100%. Ngoài ra, các bà mẹ còn được nhà nước cho khoảng 900 euros tiền dưỡng thai . Các bé, khi ra đời, sẽ được hưởng một khoản trợ cấp 180 euros mỗi tháng cho đến khi 3 tuổi.
Bên cạnh đó, trong vòng 10 ngày sau khi xuất viện, nếu muốn, tôi có thể yêu cầu y tá đến nhà giúp tôi chăm sóc sức khoẻ em bé.
Riêng đối với sản phụ, khoảng 1 tháng sau khi sinh, thường được khuyến khích tới các phòng tập. Tại đây có những bài tập dành riêng cho sản phụ giúp họ lấy lại vóc dáng và đưa tử cung về vị trí cũ, nhằm ngăn những bệnh tật khi về già. Tất cả những dịch vụ này đều miễn phí, vì đã được nhà nước tài trợ.