Nhân viên kho có thể là công việc dễ dàng trong mắt nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế, khâu quản lý kho hàng trong kinh doanh vô cùng quan trọng; liên quan trực tiếp tới vấn đề thất thoát và doanh thu của công ty. Vậy nhân viên kho phải phải làm những gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Nhân viên kho có thể là công việc dễ dàng trong mắt nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế, khâu quản lý kho hàng trong kinh doanh vô cùng quan trọng; liên quan trực tiếp tới vấn đề thất thoát và doanh thu của công ty. Vậy nhân viên kho phải phải làm những gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Tùy vào từng đơn vị làm việc mà nhân viên kho sẽ thực hiện những công việc khác nhau. Tuy nhiên, thường bao gồm các nhiệm vụ như sau:
Trong mỗi kho hàng của doanh nghiệp, tổ chức đều chứa rất nhiều hàng hoá, sản phẩm. Với những doanh nghiệp lớn, số lượng hàng có thể lên tới hàng trăm, hàng triệu sản phẩm. Vì vậy, người nhân viên kho phải quản lý hồ sơ chặt chẽ để nắm rõ thông tin như tình trạng sản phẩm. Cụ thể:
Hoạt động xuất nhập kho diễn ra liên tục và thường xuyên, vì vậy nhân viên kho phải đảm bảo những thủ tục xuất nhập hàng hoá được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Cụ thể:
Sắp xếp hàng hóa trong kho theo một trật tự nhất định là công việc phổ biến của nhân viên kho. Bao gồm các nhiệm vụ như sau:
Một công việc khác cũng vô cùng quan trọng đối với nhân viên kho đó là kiểm kê hàng hoá trong kho. Sau khi đối chiếu và kiểm tra hóa đơn, giấy tờ chứng từ xuất nhập kho, nhân viên kho sẽ tiến hành kiểm kê số lượng hàng hóa có trùng khớp với thông tin trên hóa đơn hay không, hạn sử dụng của hàng hoá còn dài hay sắp hết. Nếu có vấn đề gì phải lập tức báo với quản lý để kịp thời quản lý.
Nhằm đáp ứng các tình huống khẩn cấp, dự phòng, nhân viên kho cần theo dõi hàng tồn kho tối thiểu (số lượng hàng hoá ít nhất cần được dự trữ trong kho):
Ngoài ra, nhân viên kho cũng cần đảm bảo một số công việc khác như:
Xem thêm: Kế Toán Kho là gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Công Việc Kế Toán Kho
Tuỳ vào kinh nghiệm, khu vực làm việc và kiến thức chuyên môn mà mức lương của nhân viên kho sẽ khác nhau. Mức lương trung bình dao động khoảng 5 – 8 triệu đồng/ tháng.
Dưới đây là bảng lương phân loại theo kinh nghiệm làm việc mà bạn có thể tham khảo:
Lưu ý: Trên đây chỉ là mức lương tham khảo, tuỳ thuộc nào doanh nghiệp, công ty hay tổ chức ở những lĩnh vực khác nhau sẽ có sự chênh lệch mức lương.
Sau khi đã hiểu rõ những công việc của nhân viên kho đảm nhiệm thì việc trau dồi những kỹ năng dưới đây sẽ giúp nhân viên kho thực hiện tốt những công việc đó:
- Kỹ năng kiểm tra, lập phiếu xuất – nhập kho: Công việc của nhân viên kho quan trọng nhất là tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hóa đơn, chứng từ, biên bản giao nhận hàng hóa, giấy tờ yêu cầu xuất, nhập kho hay lưu chuyển hàng hóa,... Do đó, kỹ năng này một kỹ cần vô cùng quan trọng. Bạn cần dành thời gian tìm hiểu và cách lập các giấy tờ thường gặp trong quản lý kho, hiểu rõ về quy trình nhập kho hàng hóa để đảm bảo tính chính xác và không mắc sai lầm khi làm việc.
Nhân viên kho cần hiểu rõ quy trình nhập kho hàng hóa.
- Kỹ năng sắp xếp và quản lý hàng hóa: Để thực hiện tốt việc sắp xếp và quản lý kho một cách khoa học thì trước hết bạn phải có sự am hiểu cơ bản về quy trình nhập kho, các loại hàng hóa với kích thước, mẫu mã và giá thành khác nhau để có sự phân chia, sắp xếp cho hợp lý. Việc này không chỉ giúp cho nhân viên kho dễ dàng quản lý hàng hóa, tiết kiệm không gian và diện tích kho mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và tối ưu quy trình vận hành.
- Kỹ năng kiểm kê hàng hóa trong kho: Kỹ năng kiểm kê hàng hóa bao gồm kiểm đếm số lượng hàng thực tế và hệ thống, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm kê sản phẩm trước khi nhập kho,... Muốn làm những việc này tốt, bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm và theo dõi hoạt động xuất, nhập hàng thật tốt.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Nhân viên kho không làm việc một mình mà sẽ kết hợp với những bộ phận khác để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ. Chính ví thế, kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Bạn cần biết lắng nghe có chọn lọc ý kiến của những người xung quanh và cải thiện kỹ năng trình bày của mình để tránh gây ra mâu thuẫn nội bộ.
Nhân viên kho cần trau dồi kỹ năng làm việc nhóm để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
Hàng tồn kho tối thiểu là lượng hàng hóa cần dự trữ trong kho nhằm đáp ứng các trường hợp phát sinh. Việc xác định lượng hàng tồn kho tối thiểu giúp cửa hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng; nhưng cũng cần định mức lượng hàng tồn kho phù hợp để tránh phát sinh các chi phí kho quá cao.
Nhân viên kho có trách nhiệm theo dõi; đối chiếu số lượng xuất nhập hàng ngày với định mức tồn kho tối thiểu. Nếu nhận thấy số lượng này có biến động lớn thì cần báo cáo để cấp trên thay đổi cho phù hợp. Mỗi loại hàng hóa đều phải có tồn kho tối thiểu; không để xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng trong kho.
Nhân viên kho thực hiện công việc kiểm kê hàng hóa hàng ngày. Khi xảy ra thiếu hụt, nhân viên quản lý kho sẽ báo cáo cấp trên và làm thủ tục đặt hàng. Đồng thời thống kê các sản phẩm bị hư hỏng; gần hết hạn cần thanh lý gấp; rồi lập danh sách gửi cho phòng bán hàng để có các biện pháp xử lý như giảm giá, khuyến mãi…
Mục đích của việc kiểm kê hàng hóa định kỳ là thống kê được số lượng hàng một cách chính xác; phát hiện nhanh các trường hợp thất thoát để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, nhân viên kho có thể định lượng số hàng; đáp ứng nhu cầu mua hàng một cách nhanh chóng; tạo được thiện cảm tốt từ khách hàng.
Sắp xếp hàng hóa giúp quá trình tìm kiếm và kiểm tra hàng hóa dễ dàng hơn. Nhân viên kho phải phân loại các mặt hàng, ví dụ như mặt hàng thời trang thì cần phân chia áo, quần, váy,… thành từng khu vực khác nhau. Bên cạnh đó, họ còn phải trực tiếp sắp xếp các loại hàng hóa trong kho một cách gọn gàng; khoa học; đảm bảo có chỗ trống cho hàng mới.Nhân viên kho cũng cần bố trí khu vực riêng cho các mặt hàng dễ hư hỏng; đặt biển cảnh báo để mọi người chú ý hơn khi vận chuyển, từ đó hạn chế đổ vỡ… Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên kiểm tra các khâu phòng cháy chữa cháy; kiểm soát độ ẩm để đảm bảo an toàn cho kho hàng.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?
Khi đảm nhận vị trí thủ kho, bạn cần lưu ý một số điều sau để công việc của nhân viên kho diễn ra suôn sẻ:
- Khi kiểm hàng bạn cần kiểm tra số lượng, mẫu mã, hạn sử dụng của hàng để có kế hoạch bán hàng kịp thời, tránh để tình trạng hàng hết hàng mới phát hiện vì sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Bạn phải luôn kiểm soát các hoạt động của đồng nghiệp trong kho nếu bạn giữ vị trí quản lý để nắm bắt được vấn đề kịp thời, đưa ra phương án xử lý phù hợp.
- Bạn cần kiểm đếm số lượng hàng thường xuyên để đảm bảo số lượng hàng tồn kho ở mức quy định. Nếu hàng tồn kho ở mức tối thiểu, rất dễ không giao hàng đúng hạn, còn nếu hàng tồn kho ở mức tối đa rất dễ gây ra tình trạng ứ đọng hàng hóa.
- Bạn cần gắn nhãn và sắp xếp hợp lý sản phẩm hợp lý. Nếu sắp xếp hàng hóa không logic dễ dẫn đến tình trạng hàng khó tìm, chiếm nhiều diện tích kho, phát sinh thêm phí quản lý.
- Bạn cần nhập dữ liệu chính xác vì chỉ cần có sai sót thì cần phải kiểm kê và rà soát lại toàn bộ kho và việc này làm mất rất nhiều thời gian.
Bạn cần gắn nhãn và sắp xếp hợp lý sản phẩm hợp lý để quản lý kho dễ dàng.