Bạn là một tín đồ mua sắm? Bạn luôn háo hức chờ đợi những đợt giảm giá khủng để săn lùng những món hàng yêu thích với giá hời? Nếu vậy, Mùa sale cuối năm ở Mỹ chính là cơ hội vàng dành cho bạn! Đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này cùng Vigotour khám phá hành trình du lịch Mỹ săn sale hấp dẫn nhất năm.
Bạn là một tín đồ mua sắm? Bạn luôn háo hức chờ đợi những đợt giảm giá khủng để săn lùng những món hàng yêu thích với giá hời? Nếu vậy, Mùa sale cuối năm ở Mỹ chính là cơ hội vàng dành cho bạn! Đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này cùng Vigotour khám phá hành trình du lịch Mỹ săn sale hấp dẫn nhất năm.
Mùa mua sắm ở Mỹ không chỉ hấp dẫn bởi mức giảm giá mà còn bởi sự đa dạng của các mặt hàng và thương hiệu. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy mọi thứ từ thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, đến đồ điện tử và trang sức, tất cả đều được giảm giá mạnh.
Nếu bạn là tín đồ thời trang, đây là cơ hội tuyệt vời để săn những món đồ hiệu cao cấp từ các thương hiệu như Gucci, Prada, Michael Kors, Coach, Ralph Lauren với mức giá giảm sâu.
Các trung tâm thương mại lớn (Saks Fifth Avenue, Bloomingdale’s) và outlet (Woodbury Common) là điểm đến lý tưởng để du khách trải nghiệm mua sắm. Ngoài ra, các thương hiệu bình dân (H&M, Zara,…) cũng có nhiều chương trình giảm giá hấp dẫn.
Đối với những ai yêu thích công nghệ, mùa sale cuối năm ở Mỹ là thời điểm lý tưởng để săn được các sản phẩm từ Apple, Samsung, Sony với giá ưu đãi. Các mặt hàng như iPhone, MacBook, TV, tai nghe luôn được săn đón.
Mùa sale cuối năm cũng là dịp lý tưởng để bạn săn mỹ phẩm từ các thương hiệu danh tiếng như Sephora, Ulta, MAC, và Estee Lauder. Các sản phẩm trang điểm, dưỡng da thường được giảm giá mạnh, kèm theo nhiều gói quà tặng hấp dẫn. Bên cạnh đó, đồ gia dụng từ các thương hiệu lớn như KitchenAid, Dyson, Le Creuset cũng nằm trong danh sách ưu đãi.
Được tổ chức ngay sau Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), Black Friday được coi là mùa mua sắm ở Mỹ lớn nhất trong năm. Vào dịp này, các trung tâm thương mại lớn và cửa hàng bán lẻ nổi tiếng như Macy’s, Best Buy, Walmart đều mở cửa sớm, thậm chí từ nửa đêm, để đón hàng nghìn khách hàng đổ xô săn hàng giảm giá.
Walmart, cửa hàng bán lẻ giảm giá
Sự kiện này không chỉ là cơ hội để người tiêu dùng mua sắm mà còn là dịp để các nhà bán lẻ cạnh tranh nhau bằng những chương trình giảm giá “khủng”, lên đến 70-80%. Từ đồ điện tử, thời trang, mỹ phẩm cho đến đồ gia dụng, tất cả đều được giảm giá mạnh.
Mùa sale cuối năm ở Mỹ thường bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến cuối tháng 12, trong đó nổi bật nhất là hai sự kiện Black Friday và Cyber Monday. Đây là những ngày mà các cửa hàng, thương hiệu lớn đồng loạt tung ra mức giảm giá “khủng” từ 50% đến 80%, thậm chí có những sản phẩm chỉ còn bằng một phần nhỏ giá gốc.
Nếu du khách là người đam mê du lịch, mùa sale cuối năm ở Mỹ là dịp tuyệt vời để kết hợp giữa mua sắm và khám phá các thành phố lớn. Từ New York với không khí Giáng sinh ngập tràn trên đại lộ Fifth Avenue, đến Las Vegas rực rỡ ánh đèn, hay Los Angeles đầy nắng ấm, bạn sẽ có một kỳ nghỉ trọn vẹn, vừa được trải nghiệm văn hóa, vừa được mua sắm thỏa thích.
Mùa sale cuối năm ở Mỹ không dừng lại ở đó, vào ngày thứ Hai ngay sau Black Friday, Cyber Monday là dịp để những ai không thể đến trực tiếp cửa hàng vẫn có thể mua sắm trực tuyến với mức giá ưu đãi. Các trang web bán hàng lớn như Amazon, eBay, Nordstrom đều giảm giá sâu, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ, điện tử. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn vừa có thể mua sắm thoải mái từ nhà, vừa săn được nhiều món hời.
Ngoài hai sự kiện lớn này, du khách đến du lịch Mỹ săn sale từ Lễ Giáng sinh đến Năm mới (New Year’s Eve) cũng là thời điểm mà các cửa hàng tiếp tục tung ra các đợt giảm giá khác, giúp mùa mua sắm kéo dài suốt mùa lễ hội.
Du lịch Mỹ săn sale vừa mua sắm, vừa dạo phố và hòa mình vào không khí lễ hội với các hoạt động giải trí như xem các buổi biểu diễn nghệ thuật, chụp ảnh cùng ông già Noel, hay thưởng thức những món ăn đường phố đặc trưng của mùa đông Mỹ như bánh quy gừng, kẹo que, hay sô cô la nóng.
Nếu bạn muốn tận hưởng trọn vẹn mùa sale cuối năm ở Mỹ và khám phá đất nước này, hãy đăng ký ngay tour du lịch Mỹ săn sale cùng Vigotour. Với kinh nghiệm tổ chức tour chuyên nghiệp và am hiểu về thị trường Mỹ, Vigotour sẽ đưa bạn đến những điểm mua sắm hàng đầu, cùng nhiều trải nghiệm thú vị khác.
Du lịch Mỹ shopping cùng Vigotour (đoàn khách tháng 10/2023)
Bên cạnh hoạt động mua sắm, tour du lịch Mỹ săn sale còn mang đến cho bạn cơ hội khám phá những địa danh nổi tiếng, thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, thưởng thức ẩm thực đa dạng và tìm hiểu văn hóa đặc sắc của đất nước này. Hãy lên kế hoạch ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội “vàng” này!
Mùa sale cuối năm ở Mỹ chỉ diễn ra một lần trong năm, đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này để sở hữu những món hàng yêu thích với giá siêu hời và trải nghiệm hành trình du lịch đáng nhớ. Liên hệ Vigotour để biết thêm chi tiết: https://vigotour.com.vn/
Du lịch kết hợp shopping trong:
Khi được môi giới địa ốc giới thiệu đưa đi xem một ngôi nhà và cảm thấy vừa ý thì người có ý định mua (gọi tắt là người mua) cần chú trọng đến năm chi tiết quan trọng kể sau:
- Thứ nhất, phải hỏi rõ bất động sản đó bao gồm chính xác những gì, ngoài nhà đất rộng hẹp bao nhiêu còn cần liệt kê các vật dụng để lại thí dụ như hệ thống đèn, màn cửa, lò bếp, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, vv... Nhiều lúc môi giới hướng dẫn xem nhà có nhiều món không nói rõ ràng, đến khi nhận nhà chủ bán dọn đi mất sẽ tốn công khiếu nại.
- Thứ hai, cần tìm hiểu tình trạng hàng xóm chung quanh có được an ninh, yên tĩnh và để ý nhà cửa có được giữ gìn bảo trì tốt hay không.
- Thứ ba, khu vực nhà định mua có bị ảnh hưởng nào do những chương trình phát triển của chính phủ liên bang, tiểu bang hay địa phương đi qua thí dụ như phát triển đường sá cầu cống chẳng hạn.
- Thứ tư, nên mướn người kiểm tra nhà (home inspection) xem có vấn đề gì cần sửa chữa hay giải quyết.
- Thứ năm, hỏi số tiền thuế địa ốc hiện tại đã đóng để tính sau khi mua sẽ có khác biệt hay ảnh hưởng phải đóng thêm ra sao.
Người mua có quyền mặc cả đề nghị một giá thấp hơn tiền chủ bán đòi và cũng có quyền thay đổi ý kiến trước khi chủ bán nhận lời. Tuy nhiên nên lưu ý ngay lúc chủ bán chấp thuận giá đề nghị thì mặc nhiên họ đã có trách nhiệm phải trả hoa hồng đã thỏa thuận trước với môi giới, do đó nếu trả giá xong mà lại không chịu mua nữa thì chủ bán có quyền kiện người mua ra tòa đòi bồi thường số tiền trên. Ngược lại sau khi chấp nhận bán mà lại đổi ý thì chủ bán vẫn phải trả tiền hoa hồng cho môi giới không ảnh hưởng gì đến người mua. Những điều kiện này tùy vào khế ước của môi giới cả hai bên do đó cả chủ bán lẫn người mua nên thận trọng khi ký kết văn kiện đầu tiên cùng trung gian.
Lúc người mua và người bán sau khi thương lượng đồng ý giá cả thông thường sẽ thiết lập một văn kiện ràng buộc (binder). Ðây là một hợp đồng tiên khởi trước ngày chính thức đóng hồ sơ mua bán nhà (closing sale contract) giữa hai bên sẽ được thiết lập tại một công ty lập văn tự (title company). Văn kiện ràng buộc gồm có địa chỉ ngôi nhà, tên những người liên hệ hai bên mua bán, giá bán đã đồng ý cùng với đề nghị nguồn tài trợ cho vay tiền cùng những điều kiện mua bán. Trong hợp đồng này người mua cần đặt ba điều kiện quan trọng để có quyền chấm dứt thương thảo và lấy lại đầy đủ tiền cọc (thường từ 1% tới 3% giá mua):
- Thứ nhất: không vay được tiền mua nhà theo chấm lời trong hạn định ký kết.
- Thứ hai: khám phá ra ngôi nhà bị hư hỏng trầm trọng hay có nguy hiểm ngoại vi (environmental hazards) không được báo trước.
- Thứ ba: khám phá ra những khiếm khuyết trầm trọng không được tiết lộ trước khi ký kết.
Người mới mua nhà lần đầu nên biết rõ những gì mà mình định mua, thứ nhất - ngôi nhà có vi phạm luật lệ qui định khu vực cần phải tu chỉnh hay sửa chữa, thứ hai - từ đời các chủ nhiều năm về trước có từng bị vấn đề ô nhiễm môi sinh như chứa đựng hay phế thải các hóa chất chính phủ liệt kê trong danh sách độc chất, thứ ba - ngôi nhà trong tình trạng không an toàn cho những ai có việc phải bước vào địa phận nhà như nắp cống sập sau vườn, thứ tư - trong hợp đồng có những điều khoản tùy thuộc vào sự kiện khó thi hành hay khó hợp lệ, thứ năm - liệu có khả năng đủ tiền trả hàng tháng đúng hạn đừng để sau này mất nhà, thứ sáu - liệu xem văn tự chủ quyền nhà đất có vấn đề không minh bạch trước khi ký đóng hồ sơ. Thông thường sở hữu chủ một bất động sản phải mua hai loại bảo hiểm liên đới (liability insurance) và bảo hiểm văn tự (title insurance) để che chở mọi nguy cơ có thể xảy đến cho tài sản của mình.
Ngoài những điều kể trên trong văn kiện ràng buộc còn phải có điều kiện 'hợp với tình trạng kiểm tra nhà đất' (inspection contingency clause) có nghĩa là các khuyết điểm phát hiện ra khi xét nhà thì chủ bán phải sửa chữa cho hoàn hảo. Những vấn đề nhỏ nhặt như vòi bồn tắm rỉ nước, tay nắm cửa lỏng thì thương lượng để chủ bán sửa lại dễ dàng. Những hư hỏng lớn hơn như hệ thống máy điều hòa không khí bất khiển dụng hoặc có vi phạm luật lệ xây cất thì yêu cầu chỉnh trang cho hợp pháp trước khi mua. Muốn được quyền hủy bỏ giao kèo và đòi trọn số tiền cọc cần ghi rõ điều kiện hoặc chủ bán hoặc phải sửa trước khi giao nhà hoặc bớt tiền để người mua tự sửa lấy.
Thời hạn của văn kiện ràng buộc từ lúc người mua viết chi phiếu đóng tiền cọc cho tới ngày thực sự ký kết đóng hồ sơ trả trọn tiền mua và người bán giao nhà được gọi là 'thời kỳ đặt' (set time period) thông thường kéo dài từ 30 tới 90 ngày. Người bán hay môi giới thường rút ngay tiền mặt ít khi giữ chi phiếu lâu và sẽ trừ số tiền cọc vào tiền mua nhà trong ngày đóng hồ sơ, sau đó nếu người mua đổi ý không mua nữa thì chủ bán có quyền không trả lại ngoại trừ các lý do được hoàn tiền cọc có ghi trong hợp đồng, thứ nhất - tùy thuộc vào việc vay tiền (financing contingency), thứ hai - tùy thuộc vào kết quả kiểm tra nhà (inspection contingency), và thứ ba - tùy thuộc vào điều khoản chủ bán có ý muốn và có khả năng xác nhận chuyển chủ quyền (confirm a title) một ngôi nhà hợp pháp không hư hỏng.
Ðiều khoản tùy thuộc vào việc vay tiền giúp cho người mua đủ thời giờ tìm nguồn tài trợ chấp thuận cho vay, còn điều khoản tùy thuộc vào kết quả kiểm tra cho phép người mua được quyền mướn nhân viên chuyên nghiệp thi hành việc xem xét ngôi nhà. Ðiều khoản xác nhận chuyển chủ quyền giúp người mua lấy được một bản báo cáo về lịch sử chủ quyền (title report) của ngôi nhà. Ngay khi nhận được tài liệu này cần phải đọc kỹ ngay, tốt hơn hết nên nhờ một luật sư chuyên môn về Luật Tài Sản và Ðịa Ốc xem xét kỹ để truy ra những vấn đề nghiêm trọng nếu có khiến ngôi nhà có thể trong tình trạng chủ quyền rắc rối không minh bạch; người mua phải biết chắc chắn mình bỏ một món tiền lớn để mua lấy một ngôi nhà tốt có thể bán được trên thị trường chứ không phải để mua một ngôi nhà đang bị tranh chấp hoặc có vấn đề nào đó. Trong ‘thời kỳ đặt’ còn phải tìm hiểu việc mua bán ngôi nhà phù hợp chắc chắn với mọi luật lệ tiểu bang và địa phương, đồng thời tìm mua các bảo hiểm cần thiết mà nguồn tài trợ bắt buộc. Sau hết là ủy nhiệm môi giới dàn xếp ngày hẹn chung kết với chủ bán hoặc đại diện để thăm viếng và kiểm kê ngôi nhà lần chót trước ngày chính thức ký kết đóng hồ sơ mua bán tại một công ty lập văn tự có sự hiện diện đầy đủ thành phần hai bên mua bán và trung gian để ký kết, trao tiền và nhận chìa khóa nhà.
Một điều tối quan trọng sau cùng cho người mua nhà là phải mua nhà trống, có nghĩa ngôi nhà không có người trú ngụ khi ký kết nhận nhà để khỏi bị rơi vào tình trạng người bán 'ở lì' (holdover seller). Ðó là chủ bán đã ký sang chủ quyền rồi mà những người cư ngụ trong nhà - dù là chủ nhà, thân nhân hay người ở thuê - không chịu dọn đi ngay. Ðừng mềm lòng nghe họ năn nỉ ‘xin ở lại vài ngày để thu xếp nơi cư ngụ mới’ mà ‘tiền mất tật mang’ vì tuy đã là chủ mới nhưng việc trục xuất người ra khỏi một gia cư phải có án tòa kiện thưa rất rắc rối, trước pháp luật nhiều khi phải bồi thường thiệt hại cho ‘nạn nhân’ bị trục xuất cùng đài thọ chi phí dọn nhà tốn kém rất oan uổng. Do đó 24 giờ trước khi ký kết sang tên nhà cần phải kiểm soát tình trạng nhà trống. Nếu thấy chủ cũ chưa chịu dọn ra bắt buộc phải hoãn ký kết vì một khi đã ký rồi người mua không còn áp lực mạnh nữa với chủ cũ trong việc yêu cầu dọn nhà trống như khi chưa sang tên.
Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ hoàn toàn được sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.