Trang tin Avia Pro ngày 26/11 cho biết, giới chức Nga đã thông báo đóng không phận tạm thời ở khu vực bãi phóng Kapustin Yar, vùng Astrakhan cho đến ngày 30/11.
Trang tin Avia Pro ngày 26/11 cho biết, giới chức Nga đã thông báo đóng không phận tạm thời ở khu vực bãi phóng Kapustin Yar, vùng Astrakhan cho đến ngày 30/11.
Nỗi xấu hổ khi đi học về nước và thất nghiệp khiến nhiều người rơi vào stress nặng, thậm chí là trầm cảm hay rối loạn lo âu. Họ ngày càng trở nên tự ti về bản thân, nghĩ rằng mình kém cỏi, hối hận về quyết định của bản thân. Họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi cái nhìn của mọi người nên dần có xu hướng trốn tránh, tự cô lập bản thân hoặc dễ dàng đưa ra những quyết định bốc đồng trong lúc tinh thần không ổn định.
Mặt khác, những du học sinh khi mới về nước cũng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và chưa thể thích nghi ngay. Tâm lý khi không thoải mái, tích cực cũng sẽ gây cản trở đến hành trình lập nghiệp rất nhiều. Với trạng thái mất cân bằng cảm xúc, tâm lý, chăm sóc, trị liệu tâm lý có thể chính là giải pháp cần thiết ngay lúc này với các du học sinh.
Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc tâm lý cho mọi đối tượng, bao gồm cả các du học sinh lựa chọn trở về nước lập nghiệp. Thông qua việc trò chuyện và chia sẻ, nhà trị liệu sẽ giúp các du học sinh tháo gỡ những vướng mắc trong tâm trí, giải tỏa tinh thần căng thẳng, chấp nhận hiện thực và tìm cách điều chỉnh lại cuộc sống.
Nhà trị liệu không đưa ra hướng đi trực tiếp cho những băn khoăn của du học sinh mà sẽ giúp các bạn tự nhìn nhận và đánh giá vấn đề của chính mình. Các du học sinh dần tìm được cho bản thân định hướng đúng đắn, xác định các ưu/ khuyết điểm của bản thân, xây dựng kỳ vọng hợp lý để giảm bớt nỗi thất vọng trong các dự định sắp tới từ đó dần lấy lại sự quyết tâm, tự tin vào chính bản thân mình.
Không phải chỉ có những người mắc trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hay các rối loạn tâm thần khác mới cần đến trung tâm tâm lý trị liệu mà những người đang cảm thấy hoang mang, mất phương hướng, cảm xúc bất ổn cũng hoàn toàn có thể tìm đến đây. Các chuyên gia tại Trung tâm tâm lý NHC luôn sẵn sàng dang tay chào đón tất cả mọi người đến chăm sóc sức khỏe tinh thần, lấy lại năng lượng tích cực trong cuộc sống.
Du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp sở hữu rất nhiều lợi thế tuy nhiên cũng phải đối mặt với vô vàn các thách thức nên rất cần có một tinh thần mạnh mẽ để vượt qua tất cả. Con đường đến với thành công chưa bao giờ là dễ dàng nhưng chỉ cần bạn có sự chăm chỉ, quyết tâm, không ngừng nỗ lực, chắc chắn không gì là không thể.
Câu trả lời của ThinkEDU là không thể. Chính phủ Mỹ cho phép công dân nước ngoài có quyền gia hạn Visa Mỹ nhằm tối thiểu hoá thời gian và tiền bạc của đương đơn. Nhưng một trong những điều kiện cơ bản là công dân Việt Nam phải ở trong lãnh thổ Việt Nam khi làm thủ tục xin gia hạn Visa Mỹ. Đối với việc gia hạn Visa Mỹ này thường là được gia hạn qua đường bưu điện và thời gian có thể mất khoảng 10 ngày hoặc hơn tuỳ theo số lượng hồ sơ lãnh sự nhận được vào thời điểm đó.
Đối với Mỹ, Visa – hay còn gọi là thị thực được xem là giấy thông hành để đương đơn có thể đi từ nước sở tại đến Mỹ để nhập cảnh vào Mỹ. Khách du lịch cần phân biệt:
Cần lưu ý là ngày hết hạn trên Visa (Expiration Date) là ngày cuối cùng đương đơn được phép đến Mỹ làm thủ tục nhập cảnh, không phải là ngày cuối cùng đương đơn được phép lưu trú tại Mỹ.
Đối với những khách du lịch đã đến Mỹ theo diện thị thực không định cư và hiện đang bị mắc kẹt tại đây, không xác định được thời gian có thể ra khỏi nước Mỹ đúng hẹn. Các bạn cần báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền tại Mỹ để được Gia hạn lưu trú tại Mỹ, tránh bị lâm vào tình trạng lưu trú bất hợp pháp khi mà thời gian lưu trú tại Mỹ hết hạn.
Các du học sinh thường bị gắn các mác là phải tài giỏi, phải hiểu biết hơn vì đã được học tập trong môi trường nước ngoài hiện đại nên bất cứ những gì họ làm cũng phải đối mặt với nhiều ánh nhìn theo dõi sát sao. Làm thế nào để vận dụng những gì được học, làm thế nào để không phụ lòng mong đợi từ gia đình chính là những áp lực, nỗi lo mà bất cứ du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp nào cũng đang phải đối mặt.
Luôn có vô vàn những thách thức đang chờ đợi những du học sinh khi quyết định lựa chọn về quê nhà. Sự thay đổi môi trường sống, cơ hội nghề nghiệp, phải thích ứng với văn hóa mới mà cũ, phải đối mặt với hàng loạt những đánh giá, câu hỏi từ những người xung quanh đã khiến không ít người rơi vào stress, căng thẳng, đặc biệt ở thời gian đầu mới về nước.
Bằng cấp nước ngoài dù gây ấn tượng, tạo ra sự khác biệt khi bắt đầu đi xin việc nhưng nếu không thể chứng minh được thực lực của bản thân thì cũng trở nên vô nghĩa. Nhiều du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp đã rơi vào trạng thái chênh vênh, rối bời vì không biết phải làm gì. Tỷ lệ thất nghiệp của các du học sinh cũng rất cao do những bất lợi phía trên.
Trong nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học ngày càng tăng lên, tập trung ở các đất nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Trước đây, nhiều người thường cho rằng các du học sinh sau khi tốt nghiệp thường ở lại đất nước đó làm việc, định cư vì các chính sách an sinh hay lương bổng tại nước ngoài thường tốt hơn Việt Nam rất nhiều lần.
Tuy nhiên, một trong những xu hướng gần đây có thể thấy rõ là các du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp, phát triển ngày càng lớn. Làn sóng này đặc biệt tăng lên kể từ sau thời kỳ đại dịch covid ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới, không ít du học sinh lựa chọn về quê và quyết định ở lại nước để hoàn thành việc học cũng như tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ngày càng cao.
Trong thời kỳ mà các trang mạng xã hội đã và đang phát triển mạnh mẽ, không khó để bắt gặp những clip, những bài viết chia sẻ về hành trình về nước lập nghiệp của những du học sinh. Và khi trào lưu này ngày càng tăng cao, chính các du học sinh cũng tự đặt ra câu hỏi rằng liệu có nên trở về quê hương Việt Nam lập nghiệp hay không?
Khi được hỏi về lý do vì sao lại quyết định trở về Việt Nam thay vì tìm kiếm cơ hội phát triển ở nước ngoài, các lý do được du học sinh thường đưa ra bao gồm:
Tất nhiên, tình yêu nước, muốn cống hiến cho tổ quốc cũng là lý do chung mà ngày càng có nhiều du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp. Dù là con đường nào, bất cứ ai cũng mong muốn bản thân đã lựa chọn đúng đắn, con đường trước mắt thật bằng phẳng.
Nếu bạn đã nhập cảnh hợp pháp vào Mỹ theo diện không di dân, Visa vẫn còn hiệu lực, bạn không vi phạm các điều kiện nhập cảnh, hộ chiếu còn hiệu lực trong suốt thời gian bạn dự định ở lại Mỹ thì có thể nộp hồ sơ xin gia hạn lưu trú.
Sau khi khai báo hoàn tất, đương đơn đóng phí xin gia hạn lưu trú cho Sở Di Trú Và Nhập Tịch Mỹ (USCIS) là 370 USD và phí sinh trắc học là 85 USD để được xử lý.
ThinkEDU hiện có dịch vụ hỗ trợ để đại diện cho đương đơn nộp đơn xin gia hạn thời gian lưu trú tại Mỹ. Hãy để hồ sơ Visa du lịch Mỹ của bạn luôn trong tình trạng hợp lệ và an toàn bằng cách liên hệ các chuyên viên tư vấn của ThinkEDU để được hỗ trợ nhé!
Giáo hội Công giáo tại Việt Nam hiện tại được tổ chức theo địa giới gồm có 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Mỗi giáo tỉnh nêu trên lại được chia thành các giáo phận cùng một tổng giáo phận. Hiện nay, Việt Nam có tất cả 27 đơn vị giáo phận (gồm 3 tổng giáo phận và 24 giáo phận). Quản trị mỗi tổng giáo phận là một tổng giám mục (trong lịch sử, riêng hai vị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể được giáo hoàng phong thêm tước hồng y), và quản trị mỗi giáo phận là một giám mục (hoặc giám quản nếu nơi này đang trống tòa). Các giáo phận có thể có duy nhất một giám mục phó và một số giam mục phụ tá đồng quản trị giáo phận dựa trên nhu cầu sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn.
Hai Hạt Đại diện Tông Tòa (giáo phận tông tòa/địa phận) đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào năm 1659. Các giáo phận chính tòa được thành lập từ năm 1960. Tên của các giáo phận ở Việt Nam được đặt theo địa danh có tòa giám mục và nhà thờ chính tòa. Đến nay, giáo phận rộng lớn nhất là Hưng Hóa, trong khi giáo phận đông giáo dân nhất là Xuân Lộc; giáo phận nhỏ nhất là Bùi Chu, trong khi giáo phận ít giáo dân nhất là Lạng Sơn và Cao Bằng.
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục đề cập đến sự truyền bá đạo Công giáo vào Đại Việt năm 1533. Tiếp theo đó là những nỗ lực của một số cá nhân và nhóm truyền giáo khác. Các cộng đoàn tín hữu lâu bền hơn được thành lập từ khi các tu sĩ Dòng Tên tới truyền giáo tại Đàng Trong năm 1615 và tại Đàng Ngoài năm 1627. Để thuận lợi hơn trong vấn đề truyền giáo, ngày 3 tháng 11 năm 1534, Giáo hoàng Phaolô III ban Sắc chỉ Aequum Reputamus thiết lập Giáo phận Goa (Hạt Đại diện Tông tòa Goa) khởi từ mũi Hảo Vọng (Nam Phi) đến Nhật Bản, bao gồm quốc gia Đại Việt. Ngày 4 tháng 2 năm 1557, Giáo hoàng Phaolô IV ký Sắc chỉ Pro Exellenti Praeminentia thiết lập Giáo phận Malacca, bao gồm lãnh thổ Indonesia, Malaysia, Xiêm, Cam Bốt, Chàm, Đại Việt, Trung Hoa và Nhật Bản. Năm 1558, giáo sĩ Jorge da Santa Lucia, Dòng Đa Minh Bồ Đào Nha, được phong Giám mục tiên khởi Giáo phận Malacca. Đến ngày 23 tháng 1 năm 1576, Giáo hoàng Grêgôriô XIII ban Sắc chỉ Super Specula Militantis Ecclesiae, thành lập Giáo phận Macao, tách ra từ Giáo phận Malacca, gồm lãnh thổ Trung Hoa, Đại Việt và Nhật Bản.[1]
Vào ngày 9 tháng 9 năm 1659, Giáo hoàng Alexanđê VII ra sắc chỉ Super Cathedram[2] thiết lập hai Hạt Đại diện Tông tòa đầu tiên của Việt Nam trên cơ sở chia tách từ Giáo phận Macao. Giáo hoàng bổ nhiệm hai Giám mục: François Pallu hiệu tòa Heliopolis in Augustamnica và Pierre Lambert de la Motte hiệu tòa Berytus làm Giám mục tiên khởi cho hai Hạt Đại diện Tông tòa (cũng gọi là Địa phận hoặc Giáo phận Tông tòa) này với địa giới như sau:
Ngoài ra, sắc chỉ cũng thiết lập Hạt Đại diện Tông tòa Nam Kinh còn gồm cả Bắc Kinh, Sơn Tây, Sơn Đông, Triều Tiên và Tartaria nhưng chưa chỉ định giám mục.
Trong năm 1668, tại Ayutthaya (kinh đô cũ của Thái Lan), Giám mục Lambert de la Motte truyền chức linh mục cho các thầy giảng Giuse Trang và Luca Bền thuộc Đàng Trong, cùng với Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ thuộc Đàng Ngoài. Đây là 4 vị linh mục tiên khởi của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Năm 1669, Giám mục Lambert de la Motte truyền chức thêm 7 linh mục Việt Nam nữa. Năm 1670, ông chuẩn y thành lập Dòng Mến Thánh Giá cho các nữ tu Việt Nam.
Năm 1678, Giám mục Pallu từ Thái Lan về Roma, đề nghị tấn phong Giám mục cho 6 linh mục trong số các linh mục tiên khởi. Tuy nhiên đề nghị này đã bị Tòa Thánh bác bỏ.
Năm 1679, Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Ngoài tách rời thành hai địa phận mới, lấy sông Hồng làm ranh giới (cụ thể là trục sông Lô–sông Hồng–sông Đào–sông Đáy). Hai địa phận Đàng Ngoài mới, gồm 2 Giám mục, 7 linh mục thừa sai người Pháp, 3 linh mục Dòng Đa Minh Tây Ban Nha, một số linh mục Dòng Tên và Dòng Âu Tinh, 11 linh mục người Việt và hơn 200.000 tín hữu, là:
Năm 1693, Giám mục Deydier qua đời, Giám mục Bourges kiêm nhiệm Địa phận Đông Đàng Ngoài. Vì thiếu hụt thừa sai nên Địa phận Đông được bổ sung các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh, Phan Sinh và Âu Tinh. Năm 1696, Giám mục Raimondo Lezzoli Cao được Tòa Thánh bổ nhiệm cai quản Địa phận Đông. Năm 1756, việc truyền giáo tại Đông Đàng Ngoài chính thức được giao cho Tỉnh Rất Thánh Mân Côi của Dòng Đa Minh, trụ sở tại Manila, Philippines.
Năm 1844, Giáo hoàng Grêgôriô XVI chia Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Trong thành hai địa phận mới:
Năm 1846, Hạt Đại diện Tông tòa Nam Đàng Ngoài – bao gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và Bắc Quảng Bình tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài – được thành lập, do Giám mục Jean-Denis Gauthier Hậu coi sóc.
Năm 1848, Hạt Đại diện Tông tòa Trung Đàng Ngoài được thành lập, gồm phần lớn tỉnh Nam Định và Hưng Yên, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Ngoài, giao cho Giám mục D. Martin Gia cai quản.
Năm 1850, Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Trong được tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong, bao gồm Nam Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, do Giám mục Pellerin Phan cai quản. Cũng trong năm này, một địa phận mới được tách ra từ Tây Đàng Trong là Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên, Giám mục Jean-Claude Miche Mịch được chỉ định làm Đại diện Tông tòa.
Năm 1868, hai tỉnh Hà Tiên và Châu Đốc của Nam Kỳ lục tỉnh được sáp nhập vào Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên.
Năm 1883, Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Ngoài được thành lập, tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng ngoài, và bao gồm các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Cao Bằng, trao cho Giám mục Colomer Lễ coi sóc.
Năm 1895, Hạt Đại diện Tông tòa Thượng Đàng Ngoài (Đoài), gồm các tỉnh Sơn Tây, Yên Bái, Hòa Bình và Lai Châu, được thành lập và được trao cho Giám mục Paul Marie Raymond Lộc.
Năm 1901, Hạt Đại diện Tông tòa Duyên hải Đàng Ngoài (Thanh) được thành lập gồm hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, cùng với tỉnh Hủa Phăn của Lào (có tỉnh lỵ là Sầm Nưa), tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài và đặt dưới sự cai quản của Giám mục Alexandre Marcou Thành. Năm 1905, tỉnh Bình Thuận được chuyển đổi từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong sang Tây Đàng Trong.
Năm 1913, Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn và Cao Bằng được thành lập, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Ngoài, và được ủy thác cho các thừa sai Dòng Đa Minh Lyon đảm trách.
Ngày 3 tháng 12 năm 1924, Giáo hoàng Piô XI đã cho đổi tên một loạt các Hạt Đại diện Tông tòa tại Việt Nam theo địa danh nơi đặt tông tòa giám mục, bấy giờ gồm 10 Hạt Đại diện Tông tòa gồm Hưng Hóa (trước là Thượng Đàng Ngoài), Bắc Ninh (trước là Bắc Đàng Ngoài), Hải Phòng (trước là Đông Đàng Ngoài), Hà Nội (trước là Tây Đàng Ngoài), Bùi Chu (trước là Trung Đàng Ngoài), Phát Diệm (trước là Duyên hải Đàng Ngoài), Vinh (trước là Nam Đàng Ngoài), Huế (trước là Bắc Đàng Trong), Qui Nhơn (trước là Đông Đàng Trong), Sài Gòn (trước là Tây Đàng Trong). Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên được đổi tên thành Nam Vang.
Năm 1932, Hạt Đại diện Tông tòa Thanh Hóa, gồm các tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn, tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm, được thiết lập và đặt dưới sự hướng dẫn của Giám mục Louis de Cooman Hành.
Năm 1932, Hạt Đại diện Tông tòa Kon Tum được thành lập, bao gồm 3 tỉnh Kontum, Darlac và Pleiku, tách ra từ Địa phận Qui Nhơn và đặt dưới sự hướng dẫn của Giám mục Jannin Phước.
Đầu thế kỷ 20, Tòa Thánh chủ trương bản địa hóa các hàng giáo phẩm ở ngoài châu Âu, trao quyền cho các giám mục bản địa. Bất chấp sự chống đối kịch liệt của chính quyền thực dân Pháp, chính sách này của Vatican trở thành hiện thực tại Việt Nam vào thập niên 1930. Cuối năm 1931, Phát Diệm được đồng thuận chọn làm địa phận đầu tiên sẽ được giám mục Việt Nam coi sóc. Ngày 11 tháng 6 năm 1933, tại Đền Thánh Phêrô ở Roma, Giáo hoàng Piô XI tấn phong vị Giám mục Việt Nam tiên khởi là Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, người đã được bổ nhiệm vào ngày 10 tháng 1. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm. Năm 1935, Giám mục Marcou Thành từ chức, trao quyền Giám mục Địa phận Phát Diệm cho Giám mục Nguyễn Bá Tòng. Đây là địa phận đầu tiên được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam.
Cũng năm 1935, Giám mục Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn được tấn phong tại nhà thờ Phủ Cam (Huế), trở thành vị Giám mục thứ hai của Việt Nam. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu. Ngày 17 tháng 6 năm 1936, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn trở thành Giám mục Việt Nam tiên khởi của Địa phận Bùi Chu, khi kế vị Giám mục chính Pedro Muzagorri Trung vừa qua đời. Đây là địa phận thứ hai được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam.
Cũng trong năm 1936, Hạt Đại diện Tông tòa Thái Bình được thiết lập, tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu, bao gồm hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên. Tân địa phận đặt dưới sự cai quản của Giám mục Cassado Thuận.
Năm 1938, Hạt Đại diện Tông tòa Vĩnh Long được thành lập, gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, và Vĩnh Long, trong đó có một phần tỉnh Đồng Tháp ngày nay, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn, và được trao cho Giám mục tân cử Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục cai quản. Đây là địa phận thứ ba được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam.
Năm 1939, Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn và Cao Bằng được Tòa Thánh nâng lên hàng Hạt Đại diện Tông tòa, do Giám mục Felix (Minh) quản nhiệm.
Năm 1940, thêm một vị Giám mục nữa được tấn phong là Giám mục Gioan Maria Phan Đình Phùng. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm.
Năm 1945, linh mục Tađêô Lê Hữu Từ, khi đó đang là Bề trên Đan viện Xitô Châu Sơn (Nho Quan), được bổ nhiệm và trở thành vị Giám mục người Việt thứ năm.
Trong năm 1950, 3 Giám mục mới được bổ nhiệm là:
Năm 1951, Hạt Đại diện Tông tòa Vinh trao cho tân Giám mục Gioan Baotixita Trần Hữu Đức.
Năm 1955, Hạt Đại diện Tông tòa Cần Thơ được thành lập, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Nam Vang và được giao cho tân Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.
Năm 1955, Linh mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền được tấn phong Giám mục và đảm nhận Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn, thay thế Giám mục Jean Cassaigne Sanh từ chức để đi làm tuyên úy Trại cùi Di Linh.
Năm 1957, Tòa Thánh cắt hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận (thuộc địa phận Qui Nhơn) và hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy (thuộc địa phận Sài Gòn) để thiết lập Hạt Đại diện Tông tòa Nha Trang và trao cho Giám mục Piquet Lợi coi sóc.
Năm 1960, với Tông hiến Venerabilium Nostrorum ("Chư huynh đáng kính"),[4] Giáo hoàng Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, tất cả các Hạt Đại diện Tông tòa (còn gọi là Giáo phận Tông tòa) được nâng lên thành các Giáo phận (Chính tòa) và Tổng giáo phận, đồng thời nhóm vào ba Giáo tỉnh Hà Nội, Giáo tỉnh Huế và Giáo tỉnh Sài Gòn. Ba giáo phận mới là Đà Lạt, Mỹ Tho, và Long Xuyên cũng được thành lập.
Năm 1963, Giáo phận Đà Nẵng được thành lập, địa giới gồm có thị xã Đà Nẵng và hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín. Năm 1965, Tổng giáo phận Sài Gòn được chia tách để thành lập hai giáo phận mới là Phú Cường và Xuân Lộc. Năm 1967, Giáo phận Ban Mê Thuột được thành lập. Năm 1975, Giáo phận Phan Thiết được thành lập với địa giới là hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy, tách ra từ Giáo phận Nha Trang.
Ngày 5 tháng 12 năm 2005, Giáo phận Bà Rịa được tách ra từ giáo phận Xuân Lộc với Tự sắc Ad Aptius Consulendum do Giáo hoàng Biển Đức XVI ban hành ngày 22 tháng 11 cùng năm. Vào tháng 5 năm 2006, Tổng giáo phận Huế chính thức chuyển giao khu vực Nam Quảng Bình (phía Nam sông Gianh – sông Son) cho Giáo phận Vinh.
Trong cuộc họp thường niên lần I năm 2013 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, các Giám mục đã thảo luận về việc chia tách và thành lập một số giáo phận mới trong tương lai, đó là Hà Tuyên (tương ứng hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, tách từ 3 giáo phận Bắc Ninh, Hưng Hóa và Lạng Sơn),[5] Hà Tĩnh (tương ứng hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, tách từ giáo phận Vinh) và Pleiku (tương ứng tỉnh Gia Lai, tách từ giáo phận Kontum).[6] Tháng 9 năm 2015, cuộc họp Hội đồng Giám mục thường niên lần II đã đồng ý dự án thành lập Giáo phận Lào Cai, tách từ Giáo phận Hưng Hóa.[7]
Năm 2018, Tân Giáo phận Hà Tĩnh được thiết lập trên cơ sở tách từ Giáo phận Vinh, Giám mục tiên khởi là Phaolô Nguyễn Thái Hợp.[8]
Nguồn: Niên giám Công giáo Việt Nam 2016.[10]
Du học sinh trở về Việt Nam lập nghiệp có thế mạnh lớn về ngôn ngữ và những trải nghiệm làm việc tại môi trường quốc tế hiện đại, chuyên nghiệp nên cơ hội nghề nghiệp khá rộng mở. Thế nhưng nếu các bạn không tìm cách thích ứng với môi trường làm việc tại nước nhà, đặt quá nhiều kỳ vọng sẽ không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng, thậm chí là thất bại trong chính sở trường của bản thân.