Clorua phân bố rộng trong tự nhiên, thông thường clorua tồn tại ở dạng muối của natri (NaCl), muối của kali (KCl) và muối của canxi (CaCl2). Hàm lượng clurua trong nước ngọt nằm trong khoảng từ 1 – 100ppm. Trong khi đó, hàm lượng clorua trong nước biển có thể lên tới 35.000ppm.
Clorua phân bố rộng trong tự nhiên, thông thường clorua tồn tại ở dạng muối của natri (NaCl), muối của kali (KCl) và muối của canxi (CaCl2). Hàm lượng clurua trong nước ngọt nằm trong khoảng từ 1 – 100ppm. Trong khi đó, hàm lượng clorua trong nước biển có thể lên tới 35.000ppm.
Làm sạch vết thương là tác dụng được biết đến nhiều nhất của nước muối sinh lý. Với nồng độ muối thấp, ít gây xót như một số dung dịch sát khuẩn khác, nên nếu trong trường hợp bạn bị chảy máu, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý dội lên vết thương hở để rửa sạch bụi bẩn, vết máu... rồi thực hiện các bước sơ cứu tiếp theo.
Trên thực tế, nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) được sử dụng để làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không có tác dụng sát khuẩn. Bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo nếu muốn thực hiện sát khuẩn, hoặc có khi không cho dùng kèm theo nếu không cần thiết.
Nước muối sinh lý có sát khuẩn làm sạch vết thương
Ở người, 88% clorua tập trung ở vùng ngoại bào và đóng vai trò quan trong trọng quá trình thấm lọc dịch trong cơ thể, duy trì áp lực thẩm thấu, cân bằng nước và cân bằng axit cho cơ thể. Cân bằng điện giải trong cơ thể người được duy trì qua cân bằng giữa tổng lượng clorua đưa vào cơ thể và lượng clorua thải loại ra khỏi cơ thể qua thận và hệ thống tiêu hóa.
Cơ thể của một người trường thành bình thường chứa khoảng 81,7g clorua. Do lượng clorua cơ thể đào thải hàng ngày (qua nước tiểu, phân và mồ hôi) khoảng 530mg, nên một người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 9mg clorua/kg cân nặng cơ thể (tương đương với > 1g muối ăn (muối mỏ)/ngày). Đối với trẻ em và thanh niên < 18 tuổi, nên tiêu thụ 45 mg clorua/ngày.
Cho đến nay chưa thấy có ảnh hưởng đáng kể nào đến sức khỏe con người do clorua gây ra. Một người khỏe mạnh có thể hấp thụ lượng lớn clorua nếu người đó uống đủ nước. Tuy nhiên, muối NaCl có khả năng làm tăng huyết áp nên đây là mối quan ngại đối với những người mắc bệnh tim hoặc bệnh thận.
Vì clorua hòa tan tốt trong nước nên rất khó để loại bỏ clorua ra khỏi nước và các quá trình xử lý nước thường không hiệu quả trong loại bỏ clorua. Sử dụng phương pháp hấp phụ bằng cacbon hoạt tính và phương pháp RO có thể loại bỏ 87% clorua trong nước.
Tiêu chuẩn cho phép đối với Clorua
- Hàm lượng clorua tối đa cho phép trong nước ăn uống là 250 mg/L (QCVN 01:2009/BYT)
- Hàm lượng clorua tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 300 mg/L (QCVN 02:2009/BYT)
Khoa Vệ sinh và Sức khỏe môi trường
Do ion Clorua thường được thấy dưới dạng kết hợp với ion natri (Na+) nên các thay đổi trong nồng độ natri máu sẽ khiến sự tương ứng trong nồng độ clo thay đổi. Do đó, việc xét nghiệm clorua đo mức độ clorua trong máu hoặc nước tiểu rất quan trọng để đánh giá nồng độ này.
Clorua (Cl) là một anion chính của dịch ngoài tế bào, nó là một trong những chất điện giải quan trọng nhất trong máu của con người. Clorua giúp giữ cho lượng chất dịch bên ngoài và trong của các tế bào cân bằng; giúp duy trì lượng máu, huyết áp và độ pH chất dịch trong cơ thể.
Hầu hết clorua trong cơ thể đều bắt nguồn từ muối (natri clorua) ăn. Để hấp thụ, Clorua được ruột tiêu hóa. Nếu Clorua dư thừa thì nó được đào thải khỏi cơ thể trong nước tiểu. Việc xét nghiệm clorua có thể được thực hiện trên một mẫu của tất cả nước tiểu được thu thập trong thời gian 24 giờ hoặc xét nghiệm định lượng các ion chính có trong huyết tương.
Xét nghiệm clorua đo mức độ clorua trong máu hoặc nước tiểu là một xét nghiệm rất quan trọng. Về ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm như sau:
Kết quả xét nghiệm cl bình thường trong máu:
Kết quả nồng độ Clorua bình thường trong nước tiểu:
Các giá trị bình thường ở trên chỉ là một phạm vi tham chiếu hoặc là một hướng dẫn. Những hướng dẫn và phạm vi này khác nhau ở mỗi phòng xét nghiệm và kết quả bình thường này cũng cần được bác sĩ đánh giá dựa trên sức khỏe và các yếu tố khác. Do đó, nếu có một giá trị nằm ngoài các giá trị bình thường được liệt kê ở trên thì nó cũng có thể vẫn bình thường.
Tuy nhiên nếu người bệnh có nồng độ clorua trong nước tiểu và máu thấp hơn hoặc cao hơn giá trị bình thường trên thì có thể đang gặp các tình trạng bất thường. Cụ thể, nếu xét nghiệm cl trong máu và nước tiểu cao có thể do:
Trường hợp xét nghiệm cl trong máu và nước tiểu thấp có thể do:
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Nước muối sinh lý càng ngày càng trở nên phổ biến hơn với chúng ta. Đặc biệt với thực trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại được biết đến một cách hữu hiệu hơn.
Nước muối sinh lý có tên hóa học là Natri Clorid 0,9%. Trong dung dịch nước muối sinh lý, có chứa 0,9% nồng độ NaCl và 1 lít nước. Đây là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người.
Nước muối sinh lý đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, tuy nhiên đây không phải là thuốc chữa bệnh. Có thể dùng nước muối sinh lý cho mọi lứa tuổi, kể cả em bé sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Nước muối được chia làm 2 dạng:
Việc chỉ định xét nghiệm clorua trong máu và nước tiểu được thực hiện khi:
Xét nghiệm định lượng các ion chính có trong huyết tương, hay còn gọi là xét nghiệm điện giải đồ nhằm mục đích đánh giá trình trạng cân bằng nước trong cơ thể và đánh giá cân bằng toan-kiềm của người bệnh.
Việc xét nghiệm nồng độ Clorua trong nước tiểu nhằm mục đích đánh giá tình trạng thể tích, khẩu phần muối và nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ kali máu. Bên cạnh đó, xét nghiệm nồng độ clorua trong nước tiểu còn được chỉ định trong việc đánh giá chẩn đoán tình trạng nhiễm toan do ống thận cũng như đánh giá các thành phần điện giải của nước tiểu và thăm dò thăng bằng toan-kiềm ở người bệnh.
Xét nghiệm clorua có thể được thực hiện trên một mẫu của tất cả nước tiểu được thu thập trong thời gian 24 giờ
Quấn một dải thun quanh cánh tay trên của người bệnh để ngăn dòng máu chảy, khiến cho các tĩnh mạch bên dưới dải lớn hơn nên dễ dàng đưa kim vào tĩnh mạch. Sau đó, làm sạch vị trí kim bằng cồn và đặt kim vào tĩnh mạch rồi gắn một ống vào kim để làm đầy máu. Cuối cùng là tháo băng ra khỏi cánh tay khi đã thu thập đủ máu và đặt một miếng gạc hoặc bông gòn lên vị trí kim khi kim đã được rút ra rồi băng lại.
Yêu cầu người bệnh thu thập nước tiểu vào buổi sáng sau khi mới ngủ dậy và làm trống bàng quang. Người bệnh cần viết lại thời gian đi tiểu để đánh dấu sự bắt đầu của thời gian thu thập trong vòng 24 giờ. Trong khoảng thời gian 24 giờ này, yêu cầu người bệnh thu thập tất cả nước tiểu vào một thùng lớn chứa lượng nhỏ chất bảo quản trong đó.
Tuy nhiên, khi đi tiểu người bệnh cần đi vào một hộp nhỏ, sạch và sau đó đổ nước tiểu vào thùng chứa lớn đã được bác sĩ cung cấp. Cần lưu ý là không chạm ngón tay vào bên trong thùng; giữ hộp lớn trong tủ lạnh trong 24 giờ và làm trống bàng quang lần cuối cùng ngay trước khi kết thúc thời gian 24 giờ; không làm lông mu, phân, giấy vệ sinh, máu kinh nguyệt hoặc các chất lạ khác lẫn vào trong mẫu nước tiểu.
Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, đối với xét nghiệm clorua máu, một dây thun được quấn quanh cánh tay trên để lấy từ tĩnh mạch trên cánh tay, do đó nó có thể cảm thấy chặt và có thể cảm thấy đau nhói hoặc véo nhanh khi đưa kim vào lấy máu. Còn đối với xét nghiệm nước tiểu thì không có bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào trong khi lấy mẫu nước tiểu 24 giờ.
Về rủi ro của xét nghiệm, đối với xét nghiệm máu thì có rất ít khả năng xảy ra vấn đề khi lấy mẫu máu lấy từ tĩnh mạch. Đa số trường hợp chỉ có một vết bầm nhỏ tại nơi lấy máu, vết bầm này hoàn toàn vô hại, bạn có thể hạ thấp nguy cơ bầm tím bằng cách giữ áp lực trên nơi lấy máu trong vài phút đồng hồ. Một số ít trường hợp, sau khi lấy mẫu máu tĩnh mạch có thể bị sưng (viêm tĩnh mạch). Còn đối với xét nghiệm clorua trong nước tiểu, khi thu thập mẫu nước tiểu 24 giờ không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra cả..