Nhu cầu mua nhà/ sở hữu nhà tại Nhật của người Việt ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều người mong muốn được sở hữu căn nhà mà không biết phải bắt đầu từ đâu.
Nhu cầu mua nhà/ sở hữu nhà tại Nhật của người Việt ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều người mong muốn được sở hữu căn nhà mà không biết phải bắt đầu từ đâu.
Khi quyết định vay mua nhà trả góp, bạn cần tìm hiểu về lãi suất và thanh toán trước hạn. Do đó, bạn nên cân nhắc và lựa chọn những ngân hàng uy tín, minh bạch về lãi suất nhé.
Giá trị các tài sản tích lũy mà bạn đang sở hữu nên dao động ở mức từ 30% – 50% giá trị bất động sản mà bạn muốn mua là mức lý tưởng nhất. Điều này thể hiện khả năng trả nợ gốc và lãi suất mỗi tháng của bạn sẽ trong mức cho phép từ nguồn thu nhập.
Nếu bạn có thời gian thì có thể tự tìm ngôi nhà mình mong muốn trên các trang web chuyên mua bán bất động sản như SUUMO, アットホーム, Leopalace,... Những trang này thường tập hợp thông tin của nhiều công ty bất động sản cũng như thông tin chi tiết ngôi nhà rao bán theo phân khúc khách hàng, khu vực sinh sống.
Còn với những người khá bận rộn và không có nhiều thời gian thì bạn chỉ cần nêu ra các thông tin như khu vực mình muốn ở, giá nhà, nhà cũ hay mới, diện tích nhà, có yêu cầu sân vườn hay bãi đỗ xe không,... với các bên đơn vị Bất động sản thì họ sẽ tìm giúp cho mình. Việc của bạn là chỉ cần chọn lại một trong những căn đấy, sẽ tiết kiệm kha khá thời gian của bạn.
Sau khi bạn kiểm tra căn nhà bạn muốn mua thì bạn cần cung cấp những thông tin mà đơn vị bất động sản yêu cầu để ngân hàng thẩm tra, định giá bất động sản.
Thủ tục đăng ký xét vay ngân hàng có thể làm trước hoặc sau khi tìm được nhà ưng ý đều được.
Quá trình xét hồ sơ cũng sẽ dài hơn vòng sơ bộ, thường mất khoảng 10 - 14 ngày để biết được kết quả. Khi đó ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin khách hàng, có thể gọi đến công ty bạn đang làm để xác nhận sự có mặt của bạn ở đó, có thể tới trực tiếp căn nhà bạn mua để thẩm tra
Ở vòng này, hồ sơ sẽ được sàng lọc nghiêm ngặt hơn, sẽ thường xem xét các tiêu chí: Tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giá trị nền đất, thu nhập hàng năm, số năm còn lại có thể làm việc,...
Sau khi có kết quả chính thức thì sẽ đến bước ký kết hợp đồng với ngân hàng. Đến bước này bạn sẽ cần phải chuẩn bị nhiều giấy tờ hơn để chuẩn bị cho thủ tục vay.
Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị:
Đây là bước tiếp theo vô cùng quan trọng, bước này nhằm đánh giá xem hồ sơ của bạn có đủ điều kiện để nộp vay ngân hàng hay không. Trong hồ sơ, ngoài việc cung cấp các thông tin cá nhân, việc làm, thu nhập thì thông tin tín dụng và các khoản vay khác cũng rất cần thiết.
Bước này các bạn cũng có thể tự làm thủ tục shinsa với ngân hàng . Tuy nhiên, đối với những ai có thời gian bận rộn hoặc chưa có kinh nghiệm sẽ gặp khó khăn khi tự mình chuẩn bị các giấy tờ. Các bạn có thể nhờ các bên bất động sản có kinh nghiệm hướng dẫn cho thì sẽ đỡ mất thời gian và có thể nhận được mức vay hợp lý qua trao đổi với công ty bất động sản có hợp tác lâu dài với ngân hàng.
Một số tiêu chí mà các ngân hàng ở Nhật Bản xét duyệt các khoản cho vay tiền mua nhà bao gồm:
Sau khi thu thập thông tin thì bước tiếp theo là đến xem nhà trực tiếp. Bạn có thể trao đổi với công ty BĐS để hẹn thời gian đến xem.
Nếu nhà mới thì bạn cần kiểm tra không gian trong nhà, điều kiện môi trường xung quanh,..
Còn đối với ngôi nhà cũ thì bạn cần kiểm tra kỹ hơn. Những điều bạn cần tìm hiểu trước khi mua nhà cũ như:
Nếu sau khi đến xem nhà thực tế và thấy hài lòng, bạn quyết định muốn mua căn đó thì có thể muốn gửi một lá thư ý định (買付証明書- kaitsuke shoumeisho) cho người bán. Mục đích là để thông báo cho người bán rằng bạn đang xem xét nghiêm túc việc mua căn nhà đấy và sẽ được quyền ưu tiên trao đổi với bên bán nhà, đồng thời cũng dùng để làm điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Trường hợp bạn không đỗ jizhen shinsa thì bạn không cần phải mua căn nhà đấy. Còn nếu đỗ thì bạn cần phải ký thêm 1 hợp đồng mua bán nữa, đến lúc này hãy cân nhắc kỹ có nên mua căn nhà đó không rồi hãy đưa ra quyết định.
Bạn cần phải lựa chọn hạn mức và thời hạn thanh toán khoản vay phù hợp với khả năng tài chính của bản thân. Nếu thu nhập chưa cao, các bạn nên điều chỉnh khoản vay hợp lý hoặc tùy vào từng trường hợp mà cân nhắc những rủi ro có thể gặp phải nếu không thể trả góp như bán cắt lỗ.
Kinh nghiệm đầu tiên mà bạn cần phải xem xét khi có kế hoạch mua nhà trả góp chính là việc phải lên kế hoạch cụ thể cho việc mua bất động sản. Kế hoạch về ngân sách như chi tiêu, tài sản tiết kiệm… là một trong những vấn đề quan trọng. Bởi vì thời gian cho việc thanh toán khoản vay này khá dài nên bạn cần cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng.
Hỗ trợ vay lên đến 100% kể cả khi bạn chưa có vĩnh trú
Chính sách vay ưu đãi với mức lãi suất thấp hơn so với thị trường, lãi suất chưa vĩnh trú từ 1.59%
Hỗ trợ chuyển đổi gói vay sau khi mua nhà khi có vĩnh trú miễn phí với lãi suất khoảng 0.4%
Được hỗ trợ hồ sơ cho đến khi chính thức sở hữu căn nhà
👉 Follow Fanpage GoEMON Bất động sản để cập nhật nhanh chóng những chia sẻ hữu ích về việc mua nhà tại Nhật nhé!
Khi mua nhà trả góp, bên cạnh việc quan tâm đến các yếu tố như lãi suất, thời hạn thanh toán, hạn mức… thì bạn cũng cần đánh giá và rà soát mọi yếu tố cần thiết khác mà có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mua nhà của bạn.
Sau khi đã tìm được căn nhà ưng ý, đàm phán giá, biết được mức lãi suất, số tiền được vay từ phía ngân hàng rồi thì sẽ tiến đến bước ký hợp đồng mua bán nhà.
Bên Bất động sản sẽ giải thích các điều mục quan trọng “重要事項の説明”, đây là bước rất quan trọng nên chỗ nào không rõ bạn nên hỏi lại ngay và nhờ BĐS giải thích cẩn thận.
Tiền đặt cọc 手付金 thường sẽ khoảng 10% giá trị tiền mua nhà. Và sau khi ký hợp đồng bên mua vì lý do nào đó không mua nữa thì sẽ mất 100% tiền cọc, bên bán vì lý do nào đó không chịu bán sẽ đền 200% tiền cọc.
Lưu ý: Khi mua nhà với hình thức trả góp nếu xét hồ sơ vay vốn ngân hàng chính thức mà bị đánh trượt hồ sơ các bạn sẽ được hoàn lại tiền cọc nếu không quá hạn thời gian được quy định trước gọi là 融資解除日.
Ngày bàn giao nhà thông thường sẽ vào khoảng 1 tháng sau khi ký hợp đồng mua nhà. Trước khi nhận bàn giao nhà sẽ phải nghe giải thích về cách sử dụng các thiết bị trong nhà, kiểm tra toàn bộ nội thất, cửa trần nhà,... Nếu có vấn đề hỏng hóc cần sửa chữa, chủ nhà sẽ chỉnh sửa ngay.
Nếu không có vấn đề gì thì bạn có thể nhận chìa khoá, đồng thời sẽ trả hết số tiền còn lại.
Hãy chuẩn bị sẵn sàng tinh thần chuyển đến và bắt đầu tận hưởng tài sản mới của mình. Đừng quên nộp thuế ở Nhật Bản (確定申告 - kakutei shinkoku) vào năm sau khi chuyển đến nhà của bạn để có thể nhận được lợi ích từ khoản vay khấu trừ thuế cá nhân của bạn.
Và đừng quên chuẩn bị một khoản tiền để trả cho các bên liên quan như luật sư, bảo hiểm, chi phí môi giới bất động sản,.. nhé!