Du Học Có Gì Vui Ở Úc 2024

Du Học Có Gì Vui Ở Úc 2024

Du học sớm là bước ngoặc cần thiết để các em làm quen và thích nghi với môi trường quốc tế; tạo điều kiện phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và các kỹ năng mềm mà các bậc phụ huynh vẫn thường phải trầm trồ khi nhắc đến trẻ-em-nước-ngoài. Du học trung học Úc là một trong những sự lựa chọn được quan tâm nhất hiện nay với chất lượng và các học bổng trung học Úc 10%-100%.

Du học sớm là bước ngoặc cần thiết để các em làm quen và thích nghi với môi trường quốc tế; tạo điều kiện phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và các kỹ năng mềm mà các bậc phụ huynh vẫn thường phải trầm trồ khi nhắc đến trẻ-em-nước-ngoài. Du học trung học Úc là một trong những sự lựa chọn được quan tâm nhất hiện nay với chất lượng và các học bổng trung học Úc 10%-100%.

So Sánh Trung Học Úc và Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều trường THPT quốc tế với chất lượng tiêu chuẩn giáo dục mang tính toàn cầu. Nhưng vẫn có sự khác biệt rất lớn giữa việc học tại Việt Nam và học tại Úc. Dưới đây là một số so sánh để học sinh và quý phụ huynh có thể hiểu được sự khác biệt.

Cách dạy học và phương pháp đánh giá học sinh của Úc rất khác với Việt Nam. Lớp học số lượng nhỏ, cho phép học sinh tự nghiên cứu, thuyết trình, trình bày bằng hình ảnh, lớp học trực tuyến, có tính tương tác cao.

Ngoài ra, chương trình trung học tại Úc cũng rất chú trọng đến việc phát triển kỹ năng mềm cho học sinh. Học sinh được tạo điều kiện vận dụng và phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, hoạt động xã hội…

Mình là Ly Huong Hoang, có lẽ thuộc thiểu số du học sinh khi đặt chân sang “xứ sở Kangaroo” từ rất sớm, du học từ khi mình mới 12 tuổi và mới chập chững bước vào năm lớp 7. Cũng chính vì thế, mình có cơ hội tiếp cận môi trường Úc, người Úc từ một cái nhìn rất khác!

Mình xin chia sẻ một số nhỏ những trải nghiệm khó quên cũng như những điều mình đã học được trong 5 năm Trung học tại Úc nhé!

Chắc chắn khi đi học tại một đất nước mới thì ai cũng sẽ học được những điều mới và mình cũng không ngoại lệ. Nhưng, một trong những văn hóa mà mình vẫn bất ngờ tới bây giờ là VĂN HÓA NGỒI ĂN TRƯA!

Khi còn ở Việt Nam, những bữa ăn sáng, ăn trưa của mình đều luôn được chuẩn bị một cách chỉn chu. Học sinh sẽ ngồi trong nhà ăn cùng nhau, bàn ghế đầy đủ và luôn có cô bán trú quản. Chào cô trước khi ngồi xuống bàn, mời trước khi ăn, không nói chuyện với các bạn cùng bàn là những hành động và câu nói mình thuộc hơn cả câu “rap” “Hi I’m fine thank you and you?!” mà đứa học sinh nào cũng bật như phản xạ tự nhiên nếu học qua Tiếng Anh tại Việt Nam!

Nhưng từ khi sang Úc, khái niệm đó đã thay đổi hoàn toàn. Trường có hơn 1000 học sinh từ lớp 7-12, nhưng số lượng bàn ghế để ngồi ăn tại trường chỉ vẻn vẹn đếm trên 5 đầu ngón tay! Lúc mới đến, mình bỡ ngỡ đến nỗi nghĩ rằng đến giờ ăn sẽ phải chạy ra “chiếm chỗ” nhưng mọi chuyện lại khác hoàn toàn so với mình tưởng. Bàn ghế luôn luôn trống, và gần như chẳng ai ngồi?

Đó là vì tất cả học sinh đều ngồi DƯỚI ĐẤT! Tất cả những chỗ trống mà bạn có thể tìm thấy trên nền đất xi măng, cầu thang, khu tủ đề đồ, bãi cỏ, v.v. đều “sold out” ngay khi chuông kêu! Mình chỉ biết sững sờ nhìn và câu đầu tiên mình kêu lên khi thấy cảnh tượng choáng ngợp, có 1-0-2 đó là: “Sao mất vệ sinh thế!”. Nhưng dần dần, sau một thời gian mình cũng nhận ra, đó cũng chỉ là một trong những văn hóa rất bình thường của các bạn Úc.

Các bạn không cần ngồi đâu quá quy củ, miễn là thoải mái, ngoài trời cho có không khí thoáng mát và phải có hội bạn ngồi quanh, cực kỳ khác so với ở Việt Nam. Dần dần, mình cũng quen văn hóa đó và giờ đã thấy rất bình thường nhưng luôn là một điều thú vị với mình về xứ Úc!

Không biết các bạn thế nào nhưng khi còn ở Việt Nam, mình rất lười tập thể thao! Đến môn Thể dục trong trường học mình cũng không mấy hứng thú vì đối với mình, Thể dục trong trường như một môn “cho có” và không được đề cao, chú ý đến lắm. Nhưng kể từ khi sang Úc, mình thay đổi hoàn toàn vì cấp 3 bên này rất nhấn mạnh vào các hoạt động ngoại khóa!

Hàng tuần, cả khối mình sẽ được dành ra 3 tiết học, có nghĩa là nửa ngày học hay cả buổi chiều để chơi một môn thể thao mình thích, như đã đăng ký từ đầu học kỳ. Mục đích của 3 tiết này không phải là để lấy điểm Thể dục, cũng không phải là môn học nào cả mà chỉ đơn giản là thời gian để cho học sinh thư giãn, vui chơi với các bạn của mình trong khi rèn luyện sức khỏe! Và cứ như thế, mình đã thử được rất nhiều môn thú vị trong quá trình học cấp 3 như: Chèo thuyền (Kayaking), Yoga, Gym, Bóng rổ, v.v.

Nổi bật nhất, vào tầm lớp 10, mình bén duyên với bóng chuyền và trong thời gian đó, cũng có rất nhiều bạn cùng khối mình đam mê môn này. Thế là thầy giáo Thể dục hỗ trợ lập luôn Team bóng chuyền và mở lớp huấn luyện cho tụi mình hàng sáng luôn! Thầy còn nhiệt tình đến mức vào cuối tuần, rủ cả nhóm ra Bondi Beach tập bóng chuyền và huấn luyện thể lực trên cát! Ngoài ra, thầy cũng đăng ký cho chúng mình thi đấu, cọ xát với các trường khác.

Tất cả những điều tuyệt vời trên đều được hỗ trợ nhiệt tình và xảy ra chỉ bắt nguồn từ việc mình và các bạn cùng khối Thích! Thế mới biết, thể thao và sức khỏe cũng cần đặt lên hàng đầu, là ưu tiên dù ở dưới mái trường học thuật.

3/ Hoạt động cộng đồng cũng quan trọng ngang việc học

Trước khi mình du học Úc, mình không bao giờ quan tâm đến những hoạt động cộng đồng. Mình chỉ học thôi và học là thứ duy nhất còn tất cả những hoạt động khác không quan trọng.

Nhưng từ khi đi du học mình mới biết học không phải là tất cả, mình cần tham gia rất nhiều hoạt động khác để trau dồi kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tổ chức sự kiện, kỹ năng sáng tạo, v.v. để mang mọi người dưới một “mái nhà” lại với nhau và cũng như để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Khi biết được điều đó thì mình đã mạnh dạn tham gia tổ chức rất nhiều sự kiện khác nhau như BBQ gây quỹ vào ngày Halloween, bán hoa, bán chocolate hay bán cả những bài hát để gây quỹ vào ngày Valentine, v.v. Không những mình có cơ hội được hiểu hơn về những ngày hội bắt nguồn từ phương Tây này, những hoạt động này đã giúp mình “biết chơi” chứ không chỉ là một cô học sinh “Asian nerd” lúc nào cũng chỉ học và học.

Từ đó, mình mới giá trị câu nói “Work hard. Play hard” và những cơ hội này đã thay đổi cuộc sống của mình rất nhiều! Mình có thêm nhiều bạn, nhiều kỷ niệm và nhìn lại, mình cảm thấy cấp 3 tại Úc không chỉ mang lại cho mình kiến thức mà còn giúp mình có được sự tự tin, sự chủ động để sau này, dù mình có đi trên “con đường” nào, mình cũng sẽ vững bước và mãi tự hào từng là học sinh của trường Rose Bay!

Mức học phí tại mỗi nơi sẽ có chút khác biệt. Tùy theo chọn lựa hệ công lập hay tư thục mà học phí cũng sẽ khác nhau:

Đặc điểm của chương trình trung học Úc

Chương trình trung học Úc bắt đầu từ năm lớp 7 và kết thúc vào năm lớp 12. Chúng ta có thể chia thành hai cấp bậc nhỏ:

Thông thường, các gia đình đều cho con du học ở bậc Senior High School. Giai đoạn này, các em đã đủ trưởng thành và biết mình muốn gì, cần gì. Senior High School ở Úc cung cấp cho các em lựa chọn nhiều môn học đa dạng tuỳ theo sở trường, sở thích và định hướng riêng. Từ đó, các em có những kiến thức nền tảng cũng như lựa chọn đúng đắn hơn khi chọn ngành nghề trong tương lai.

Cấu trúc chương trình học ở Úc tập trung vào phát triển các kỹ năng cần thiết ngoài giáo trình sách vở trong 8 lĩnh vực chính:

Học trung học phổ thông Úc trường nào tốt?

Học sinh có thể chọn học tại Trường chuyên dành cho nam sinh, trường chuyên dành cho nữ sinh, trường dành cho học sinh công giáo, trường tư thục, trường công lập và trường nội trú. Dù là trường nào, học sinh đều được học trong khung chương trình đảm bảo chất lượng.

Một số trường trung học chất lượng tại Úc:

Không chỉ nổi tiếng với môi trường học tập năng động cùng các môn học đặc sản như Vovinam hay Nhạc cụ dân tộc, Đại học FPT còn xây dựng cho sinh viên một nền tảng ngoại ngữ vững chắc khi đưa tiếng Anh vào chương trình học bắt buộc ngay từ năm nhất. Nhiều bạn học sinh vốn khá sợ tiếng Anh ngay từ những năm cấp 3 nhưng sau khi trải qua những tháng ngày “chơi” cùng tiếng Anh ở trường F đã hoàn toàn tự tin sử dụng tiếng Anh trong học tập và công việc. Bí quyết gì đã giúp các bạn vượt qua trở ngại tiếng Anh? Hãy cùng nghe chia sẻ từ chính các bạn sinh viên Trường F nhé!

Bạn có muốn giỏi tiếng Anh không? Khi nghe đến câu hỏi này, có bạn sẽ “gạt phăng” nó ra khỏi đầu, thẳng thừng tuyên bố “Không muốn!”, vì bạn cho rằng dù có muốn thì có làm được đâu? Nhưng thật ra, chắc là trong nội tâm của bạn lại có một góc nhỏ nào đó đang le lói nên một ngọn lửa hi vọng. Bạn vẫn muốn bản thân trở nên ưu tú hơn, chinh phục được thứ ngôn ngữ khó nhằn này!

Vậy tại sao nên học tiếng Anh? Chúng ta đều biết rõ tiếng Anh đang là xu thế toàn cầu, mọi người đều đang trau dồi thêm tiếng Anh, cố gắng lấy được các chứng chỉ ngoại ngữ như TOEIC hay Ielts… Có được điểm Ielts cao sẽ giúp ta có thêm cơ hội việc làm, mức lương sẽ cao hơn, cũng dễ dàng cho việc du học. Giỏi Tiếng anh sẽ giúp bản thân mở rộng các quan hệ xã hội, có thể giao tiếp với bạn bè khắp năm châu bốn biển, tìm hiểu kiến thức thông qua các tài liệu gốc, lại còn xem được phim Anh Mỹ mà không cần Vietsub nữa… Tiếng Anh giúp ta nhiều đến thế, nên dù có khó khăn, ta cũng phải “cắn răng” mà “chiều chuộng” em ấy thôi.

Kỳ lạ quá! Sinh viên trường F có hẳn 1 năm để học tiếng Anh cơ đấy! Hiểu rõ tầm quan trọng của ngoại ngữ và nỗi ưu sầu của chúng ta, trường Đại học FPT đã tiên phong trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy tiếng Anh, nhằm giúp sinh viên vừa học vừa chơi cũng có thể nâng cao vốn ngoại ngữ của mình. Một trong những bước tiến đầu tiên của nhà trường chính là dành riêng cho sinh viên một năm học ngoại ngữ trước khi bước vào chuyên ngành. Nói cách khác, sinh viên năm nhất của trường F chỉ cần “chơi đùa” cùng tiếng Anh và võ thuật, “một lòng một dạ” tập trung cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình.

Tại sao trường F lại dành hết năm đầu tiên cho sinh viên học tiếng Anh? Nguyên nhân chính là nhà trường mong các bạn sinh viên có một khoảng thời gian đủ dài để chú tâm cải thiện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Sau khi hoàn thành các lớp tiếng anh căn bản, tin rằng mỗi bạn sẽ nâng cao hơn trình độ tiếng Anh vốn có của mình. Đây là một bước chuẩn bị vô cùng cần thiết cho những năm sau- lúc mà ta sẵn sàng cho việc tự học bằng sách nước ngoài, tự tin viết luận, thuyết trình và làm các đề thi bằng tiếng Anh.

Vì thế, để bước vào chuyên ngành, mỗi bạn sinh viên năm nhất sẽ phải vượt qua 6 mức độ tiếng Anh đi từ căn bản đến nâng cao. Từ mức 1 đến mức 4, sinh viên sẽ được học giáo trình Top Notch, 2 mức còn lại sinh viên sẽ được làm quen với sách Summit. Cụ thể, các mức tiếng Anh ở trường F được chia như sau: Top Notch Fundametals (mức 1), Top Notch 1 (mức 2), Top Notch 2 (mức 3), Top Notch 3 (mức 4), Summit 1 (mức 5) và Summit 2 (mức 6).

Tại sao trường lại “pick” giáo trình Top Notch và Summit? Nguyên nhân đại học FPT dùng giáo trình Top Notch và Summit để đào tạo tiếng Anh cho sinh viên mới vào trường là vì đây là những giáo trình tiếng Anh có uy tín trên thế giới, với hơn 3 triệu người học và hệ thống kiến thức được phân chia hợp lý. Sách có những từ vựng vô cùng “đắt giá” giúp chúng ta có thể dễ dàng áp dụng vào cuộc sống. Ngoài ra, bộ giáo trình còn kèm theo đĩa CD, những video hài hước, các bản karaoke được biên soạn đầy khéo léo, giúp người học hiểu rõ thêm về văn hóa phương Tây và giúp việc ghi nhớ từ vựng được tốt hơn.

Mỗi mức tiếng Anh sẽ phải học trong bao lâu? Mỗi mức tiếng Anh sẽ được giảng dạy trong vòng 2 tháng. Để xác định mức tiếng Anh của mỗi bạn, các tân sinh viên sẽ được làm 1 bài placement test thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm ngữ pháp, từ vựng, và 1 bài nghe.

Nếu mình mất căn bản tiếng Anh thì sao? Đối với các bạn e ngại vì vốn tiếng Anh của mình không được tốt lắm thì cũng đừng lo lắng quá, vì các bạn có thể bắt đầu học từ mức căn bản nhất (Top Notch Fundametals). Ở mức 1, thầy cô sẽ dẫn dắt bạn trở về “gốc rễ” của tiếng Anh, tìm hiểu cách phát âm sao cho chính xác, bước đầu làm quen với nói và viết những chủ đề quen thuộc của bản thân như giới thiệu chính mình, nói về gia đình và những người thân yêu… Đây là giai đoạn khởi động để đi đến lớp có mức độ cao hơn, tìm hiểu các chủ đề đa dạng và đặc sắc hơn.

Từ Top Notch 1 đến Top Notch 3, mỗi bạn sẽ dần đi sâu hơn về các chủ đề đã học ở mức 1 và mở ra những vấn đề “hot-hit” cần được giải quyết như ô nhiễm môi trường, tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ ngày nay… 3 mức này vẫn xoay quanh những gì gần gũi nhất với ta, nhưng ta sẽ được học thêm nhiều ngữ pháp và từ vựng hay ho hơn, có độ phổ biến cao khi dùng trong văn nói và viết ngày nay.

Với hai mức cuối cùng, chúng ta đã bắt đầu đi trên con đường “xịn sò” do các từ vựng và ngữ pháp ở mức độ này vô cùng “sang choảnh”. Đến giai đoạn này, các bạn đã tự tin mà “chém gió” với tiếng Anh mà không còn sợ hãi như trước, đôi lúc còn mạnh dạn “phun” ra một loạt từ “cao cấp” khiến người người trầm trồ nữa kìa.

Sau khi học xong các mức tiếng Anh, trình độ của chúng ta sẽ thế nào? Học hết 6 mức tiếng Anh này, mỗi bạn đã có thể nghe hiểu và giao tiếp với người nước ngoài được rồi. Nếu bạn nỗ lực và nghiêm túc, trình độ sau khi học xong có thể đạt 6.0 Ielts, vì vậy một số bạn có thể bắt tay vào việc ôn luyện và lấy chứng chỉ tiếng Anh nếu cần. Thêm vào đó, sau một năm học tiếng Anh, chúng ta sẽ bắt đầu vào chuyên ngành. Từ đây, việc xem những quyển sách nước ngoài dày cộm, làm bài thi, tìm tư liệu, thuyết trình và viết bài bằng tiếng Anh cũng không còn là vấn đề nan giải nữa. Đặc biệt, sau khi vào chuyên ngành, mỗi sinh viên sẽ tiếp xúc với tiếng Anh chuyên ngành khó hơn và phức tạp hơn. Ví dụ như, dân Kinh tế còn được học thêm 1 khóa về Ielts 6.0-7.5 sau khi vừa kết thúc 6 mức tiếng Anh căn bản. Vì thế, tiếng Anh sẽ như một người bạn không thể tách rời khi học ở nhà F, nên dù chúng ta không muốn đi chăng nữa thì trình độ tiếng Anh của bản thân sau 4 năm cũng sẽ trở nên “pro” hơn rất nhiều đó!

Phong cách giảng dạy của trường F có gì khác biệt? Nhưng điểm thu hút nhất khi học tiếng Anh dưới mái trường nhà F không phải là giáo trình chất lượng, mà là cách dạy “chất lừ” của các thầy cô tài năng. Các thầy cô sẽ đa dạng phong cách giảng dạy, giúp sinh viên có thêm hứng thú khi học tiếng Anh. Đến với lớp học nhà F, tiếng Anh sẽ không còn là nỗi ám ảnh của việc học thuộc lòng. Hơn hết thảy, giáo viên đứng lớp sẽ truyền đạt kiến thức bằng vô số hình thức khác nhau như sáng tạo các trò chơi offline vui nhộn, giới thiệu thêm văn hóa và kiến thức hay ho thông qua các video đặc sắc, nghe nhạc tiếng Anh giữa giờ, ghi nhớ từ vựng thông qua sự trợ giúp của công nghệ mới như chơi game trên nền tảng Quizlet…

Ngoài tiếng Anh, các lớp học sẽ trang bị cho sinh viên một loạt kỹ năng mềm như cách làm việc nhóm khi thực hiện các dự án lớn nhỏ, tăng khả năng sáng tạo và diễn xuất khi làm clip, học được cách viết Word chỉnh chu, cách làm PowerPoint thật ấn tượng, hay vô số tips thuyết trình nhằm “hớp hồn” khán giả… Tin rằng, sau mỗi khóa học, bạn không chỉ nâng cao vốn ngoại ngữ của mình mà còn gặt hái thêm nhiều kỉ niệm và kỹ năng mềm đắt giá nữa đó.

Một số chia sẻ của sinh viên khi học tiếng anh ở trường F Bạn Đỗ Thành Đạt- chàng trai vàng của trường đại học FPT Cần Thơ khi xuất sắc đạt giải nhì cuộc thi HACKATHON 2019 đã bày tỏ: “Đạt thích tất cả các thầy cô ở FPT, nhưng người khiến Đạt yêu thích nhất là thầy Chí. Vì thầy Chí là một người thầy rất thương sinh viên của mình. Thầy dành tình cảm và đánh giá năng lực của từng sinh viên một cách khách quan nhất, vì thế mà nhiều sinh viên đã giỏi lên và hoàn thiện mình hơn.”

Bạn Đạt chia sẻ thêm: “Nếu so với năm cấp 3 thì Đạt hiện tại đã tự tin giao tiếp tiếng Anh. Do đặc thù ngành học (Kỹ thuật phần mềm) cần tiếng Anh khá nhiều nên kỹ năng tự tìm kiếm thông tin cũng như đọc tài liệu tiếng Anh của Đạt đã hiệu quả hơn trông thấy. Đạt nghĩ rằng nếu sinh viên nào thật sự tham gia và hòa mình vào môi trường học tập ở FPT thì khả năng tiếng Anh giao tiếp và đọc hiểu cho công việc cũng như hoạt động bên ngoài sẽ rất hiệu quả.”

Đồng ý kiến với Đạt, bạn Nguyễn Thùy Dương bổ sung: “Dương thích cô An vì cô vừa đẹp vừa giỏi. Phát âm của cô rất chuẩn, Dương học rất nhiều từ cô. Trình reading của Dương cũng tăng mạnh từ khi học tiếng Anh ở trường.”

Ngoài ra, nhờ vào việc học tiếng Anh ở trường, một bạn đến từ ngành Kinh doanh quốc tế đã có thể tự kiếm tiền nhờ vào vốn tiếng Anh của mình: “Lúc đầu tớ không nói được một câu tiếng Anh hoàn chỉnh, nhưng sau khi được rèn luyện ở trường, tớ đã dần tự tin và trình độ tiếng Anh cũng tốt lên. Thông qua điểm số và phản hồi có tâm của thầy cô, tớ đã nhận ra lỗi sai và khuyết điểm của mình. Nhờ thế, tớ đã có vốn tiếng Anh ổn định, kỹ năng bản thân giỏi nhất là writing và hiện tại tớ đã trở thành gia sư tiếng Anh dạy Ielts rồi đó.”

Nhờ vào tâm huyết của nhà trường, sự tận tụy của thầy cô, cùng với chương trình giảng dạy phong phú và đa dạng đã góp phần giúp sinh viên FPT chinh phục bộ môn khó nhằn này.

Đã có vô số anh chị vượt qua nỗi sợ hãi tiếng Anh.

Vậy còn bạn, liệu bạn có thể cho bản thân một cơ hội để lật ngược tình thế hay không?

Hãy hòa mình vào ngôi trường F, và cùng nhau nắm lấy chìa khóa để mở ra cánh cổng đầy màu sắc này nhé.