PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, giám đốc thứ 5 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội không khỏi bồi hồi và xúc động khi nhắc lại kỷ niệm của những ngày đầu thành lập bệnh viện với chỉ 36 điều dưỡng và một số bác sĩ cơ hữu. Phòng khám của bệnh viện khi đó đón tiếp không quá 50 người bệnh mỗi ngày.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, giám đốc thứ 5 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội không khỏi bồi hồi và xúc động khi nhắc lại kỷ niệm của những ngày đầu thành lập bệnh viện với chỉ 36 điều dưỡng và một số bác sĩ cơ hữu. Phòng khám của bệnh viện khi đó đón tiếp không quá 50 người bệnh mỗi ngày.
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
ma-truong-dai-hoc-tai-da-nang.jsp
Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Ngày 10/11, Trường Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi lễ Gặp mặt truyền thống 45 năm Ngày thành lập Trường (19/11/1979 – 10/11/2024). Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Tham dự buổi lễ có bà Bùi Thị Minh Hoài - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội; ông Lê Tiến Châu - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hải Phòng;
Ông Hà Hùng Cường - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam; Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Tư pháp, nguyên lãnh đạo Nhà Trường qua các thời kỳ.
Bà Bùi Thị Minh Hoài - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội tham dự buổi lễ
Phát biểu chào mừng tại buổi lễ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên cho biết, trong bối cảnh cả hệ thống chính trị nói chung, Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp nói riêng đang triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết số 27-NQ/TƯ ngày 09/11/2022 của BCHTW Đảng Khóa XIII, sự ảnh hưởng sâu rộng của hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng chuyển đổi số đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao hơn đối với Trường Đại học Luật Hà Nội.
Vì vậy, Nhà trường sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh tự chủ đại học, khẳng định vị thế hội nhập quốc tế; không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý và truyền bá pháp lý để sớm xây dựng thành công Trường trở thành Trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, trường đại học định hướng nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới như nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao tại Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022.
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên phát biểu chào mừng tại buổi lễ.
“Vị thế, uy tín, sự lan tỏa và tầm ảnh hưởng của Nhà trường có được như hôm nay là sự kết tinh, tích lũy những thành quả truyền thống của các thế hệ thầy cô giáo, viên chức, người lao động và các thế hệ sinh viên, học viên trong suốt 45 năm qua. Giá trị truyền thống tự hào cần được trân trọng, gìn giữ phát huy và nâng lên một tầm cao mới trong chặng đường phát triển tiếp theo của Nhà trường”, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên khẳng định.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, trong chặng đường 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong việc đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho Bộ, ngành Tư pháp nói riêng và cả nước nói chung, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lớp lớp các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên của Trường đã và đang có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Nhiều đồng chí nguyên là cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên của Nhà trường đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, giao đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng trong hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước.
Để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, Trường Đại học Luật Hà Nội cần tiếp tục kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp và những kết quả quan trọng đạt được trong thời gian qua, đồng thời, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Cụ thể là, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc, hệ đào tạo, để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra trong Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Khẩn trương nghiên cứu đổi mới phương thức quản lý, quản trị đào tạo, gắn với đổi mới phương pháp, nội dung, chương trình đào tạo, lấy người học làm trung tâm, công tác đào tạo phải gắn với nhu cầu của xã hội, lý luận phải gắn liền với thực tiễn; phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu của học viên, sinh viên, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh mới;
Xây dựng môi trường giáo dục, điều kiện học tập lành mạnh; chú trọng giáo dục, bồi dưỡng về truyền thống và lý tưởng cách mạng; giáo dục học viên, sinh viên về đạo đức, lối sống, về sống có hoài bão, có lý tưởng và có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc, xã hội, gia đình, tạo sự lan tỏa sâu rộng, tích cực đến công tác đào tạo pháp luật của cả nước;
Chú trọng công tác thu hút, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chủ động bố trí cán bộ, giảng viên và sinh viên đi thực tế ở các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để nâng cao trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý gắn với nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tăng cường chất lượng, số lượng các sản phẩm khoa học và công bố quốc tế. Tích cực phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tham gia vào công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;
Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; đẩy nhanh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; phát triển giáo dục số, giáo dục thông minh, giáo dục sáng tạo, đáp ứng xu thế phát triển của trí tuệ nhân tạo. Phát triển các phương thức đào tạo mở, các nền tảng dạy và học trực tuyến mở, phát triển học liệu mở trực tuyến;
Tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế để phát triển các Chương trình đào tạo mới, tiên tiến, tiệm cận với trình độ của khu vực và quốc tế, các chương trình liên kết đào tạo, đào tạo bằng tiếng Anh ở các bậc, hệ;
Tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đại học gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo đại học trực thuộc Bộ Tư pháp; ưu tiên các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; hoàn thành đầu tư xây dựng Cơ sở 2 tại Bắc Ninh theo kế hoạch để đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Về phía Bộ Tư pháp, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục quan tâm, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Nhà trường hoàn thành mục tiêu trở thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật như Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời, chủ động, tích cực huy động sự tham gia của đội ngũ chuyên gia, giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội vào công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Phát biểu tại buổi lễ, TS. Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trường khẳng định trong chặng đường tiếp theo, với sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự định hướng của Thành uỷ Hà Nội, Đảng bộ Khối các trường Đại học, cao đẳng Hà Nội; Đảng bộ Nhà trường sẽ luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng Đảng bộ Trường Đại học Luật Hà Nội về chính trị, về tư tưởng, về đạo đức; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên để lãnh đạo, chỉ đạo Nhà trường trong bối cảnh mới.
TS. Chu Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Trường phát biểu tại buổi lễ.
Cùng nhau cố gắng, nỗ lực vượt khó để tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò và sứ mạng của mình, đó là đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và truyền bá pháp lý trên cơ sở tư duy mới về pháp luật và xây dựng pháp luật; xây dựng thành công Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đ/c Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Đ/c Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Đ/c Lê Tiến Châu , Bí thư Thành uỷ Thành phố Hải Phòng; Đ/c Hà Hùng Cường - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam; Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Tư pháp, nguyên lãnh đạo Nhà Trường qua các thời kỳ.
GS.TS. NGƯT Thái Vĩnh Thắng, Giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng khoa Pháp luật Hành chính – Nhà nước hứa sẽ tiếp tục nỗ lực, cống hiến, sáng tạo hơn nữa, lớp trước truyền lửa, truyền nghề, truyền kinh nghiệm, truyền đam mê cho lớp sau; để trường tiếp tục phát triển vững chắc, sớm trở thành trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu, trung tâm truyền bá tư tưởng pháp lý có uy tín không những trong nước mà còn trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên thế giới.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho 19 tập thể và 44 cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp tích cực cho quá trình 45 năm xây dựng và phát triển của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm:
Quận Hà Đông thuộc TP Hà Nội được thành lập trên cơ sở toàn bộ 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 198.687 nhân khẩu của TP Hà Đông và thành lập thêm các phường Biên Giang, Dương Nội, Đồng Mai, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa.
Cũng theo nghị quyết này, TP Sơn Tây chuyển thành thị xã Sơn Tây thuộc TP Hà Nội.
Như vậy, TP Hà Nội có 334.470,02 ha diện tích tự nhiên và 6.232.640 nhân khẩu, có 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, Ứng Hòa và thị xã Sơn Tây; có 577 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn).
Sáng ngày 16.11, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ kiệm 75 năm ngày thành lập trường (1949-2024), Ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20.11 với sự tham dự của nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên, đã và đang công tác và học tập tại trường.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng nhà trường TS Phạm Hùng Cường đã ôn lại chặng đường xây dựng, phát triển và trưởng thành, với rất nhiều gian nan, thử thách nhưng cũng đầy vẻ vang, đáng tự hào.
Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển (1949-2024), từ trường Trung cấp, rồi Cao đẳng lên Đại học, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp luôn giữ vững là trung tâm hàng đầu, có tính chất dẫn dắt và ghi dấu ấn đậm nét về công tác đào tạo mỹ thuật ứng dụng, sáng tạo nghệ thuật, cung cấp cho xã hội đội ngũ họa sĩ, nghệ sĩ, nhà thiết kế. Qua đó góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đội ngũ thầy cô giáo của Nhà trường đã phát triển về số lượng và chất lượng, với năng lực, trình độ, chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, hoạt động sáng tạo…
Hiện trường có 13 khoa chuyên môn, quy mô đào tạo hơn 3000 sinh viên, học viên với các bậc, hệ đào tạo như Đại học chính quy, liên thông, vừa làm vừa học và hệ thạc sĩ; hằng năm cung cấp cho xã hội hơn 500 cử nhân họa sĩ thiết kế và thạc sĩ mỹ thuật công nghiệp.
75 năm qua, Nhà trường đã đào tạo và cung cấp cho đất nước hàng chục nghìn cử nhân và nhiều thạc sĩ, góp phần không nhỏ vào sự sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật của đất nước… khẳng định vai trò là trung tâm đào tạo mỹ thuật ứng dụng số một của cả nước.
Trong thời gian tới, tầm nhìn của nhà trường là trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành Mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng trong cả nước, ngang tầm các cơ sở đào tạo đại học cùng ngành có uy tín trong khu vực, với chương trình đào tạo tiên tiến và có khả năng hợp tác quốc tế.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc biểu dương và đánh giá cao những thành tựu mà Nhà trường đã đạt được trong thời gian qua. Trước yêu cầu đổi mới hiện nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Thứ trưởng đề nghị nhà trường cần tiếp tục đổi mới để phát triển trong tương lai, quan tâm quán triệt, thực hiện tốt Kết luận 91-KL/TW năm 2024 và Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" và các định hướng lớn về phát triển giáo dục đại học.
“Trong đó giai đoạn hiện nay, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật ứng dụng có vai trò quan trọng trong cuộc sống, giúp cho con người phát triển toàn diện hơn, đóng góp để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn,” Thứ trưởng đặt vấn đề.
Bên cạnh đó, nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển các chương trình đào tạo mới đáp ứng được với thực tiễn và nhu cầu của xã hội theo hướng hội nhập quốc tế; làm tốt công tác kiểm định chất lượng.
Về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực mỹ thuật, cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và phục vụ đào tạo; chú trọng tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu khoa học, tạo sân chơi khởi nghiệp và đổi mới sáng.
Nhà trường cần tiếp tục phát triển đội ngũ giảng viên; nâng dần chuẩn giảng viên có trình độ Tiến sĩ để nâng cao chất lượng đào tạo. Tạo điều kiện và môi trường làm việc để giảng viên an tâm gắn bó với trường, phát huy hết khả năng sáng tạo trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thực hành nghề nghiệp và phát triển.
Tiếp tục đổi mới quản lý và quản trị nhà trường theo yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học và Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung, cần chú trọng chuyển đổi số, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các hoạt động của Nhà trường.
Cũng trong dịp này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã tặng Bằng khen cho Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội.