Quần jeans cũ bạn đừng bỏ đi mà hãy tận dụng chúng lại để tại những chiếc túi xách đáng yêu nhé. Tham khảo cách thực hiện sau để đây:
Quần jeans cũ bạn đừng bỏ đi mà hãy tận dụng chúng lại để tại những chiếc túi xách đáng yêu nhé. Tham khảo cách thực hiện sau để đây:
Đối với những chiếc áo sơ mi cũ bạn không còn dùng đến nữa thì hãy tái chế chúng thành những chiếc tạp dề để phục vụ cho việc nấu nướng nhé. Bạn chỉ cần dùng kéo cắt bỏ hết phần sau, bắt đầu từ cổ áo xuống dưới là xong. Chú ý, chừa lại phần cổ áo để tạo nên dễ dàng hơn khi đeo vào cổ.
Tái chế quần áo cũ thành vật dụng là một trong những ý tưởng hay không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mua sắm mà còn giúp bảo vệ môi trường. Đã bao giờ, bạn thử tái chế áo phông cũ thành một chiếc túi xách độc đáo chưa? Nếu chưa, hãy thử thực hiện theo cách làm sau đây nhé.
Áo thun cũ, bạn nên ưu tiên chọn những loại áo vải dày để túi chắc chắn hơn nhé.
Kéo sắc hoặc kéo chuyên dùng để cắt vải.
Bước 1: Bạn hãy cắt bỏ tay áo. Để đơn giản bạn có thể sử dụng nắp chai tròn hoặc đồ vật tròn để đánh dấu lại và cắt phần tay áo đều, đẹp hơn..
Bước 2: Tiếp theo bạn cắt đường viền cổ áo. Bạn cắt theo đường may của cổ áo để chiếc túi xách của ban trông đẹp hơn.
Bước 3: Xác định chiều sâu của túi. Sau đó bạn dùng kéo cắt phần rìa thành những dây tua nhỏ, rồi đan chúng tại để tại nên hoạ tiết cũng như tăng sự chắc chắn cho túi.
Bạn dùng kéo cắt đi phần túi sau của chiếc quần jeans. Sau đó, cắt thêm một phần rìa vải trên chiếc quần jeans để may dây xách, dây móc tiện lợi hơn trong việc treo túi lên.
Với những cách làm này, bạn có thể tận dụng hết những bộ quần áo cũ để tạo ra những món đồ mới hữu ích, phục vụ cho nhu cầu sử dụng riêng của mình vô cùng đơn giản đúng không nào. Hiện nay, việc sử dụng đồ tái chế luôn được mọi người khuyến khích và áp dụng để bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Bạn đang sở hữu một chiếc quần jean rách gối, lâu ngày chỗ rách gối đó càng rộng ra, khiến bạn không thể mặc được? Vậy thì, bạn có thể tận dụng chiếc quần jean ấy bằng cách sử dụng vải ren để may vào phía bên trong quần. Chiếc quần mới này sẽ trông rất nữ tính và độc đáo, giúp bạn tha hồ diện dịp Tết.
Vẽ họa tiết lên quần jean cũng là một cách “biến tấu" cho chiếc quần độc đáo và cá tính hơn. Bạn có thể sử dụng mực và màu nước không trôi để vẽ những họa tiết theo ý thích của mình. Hoặc làm thành váy jean cá tính bằng cách cắt ngang chiếc quần jean ôm và may lại phía trong. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy vải quần jean để may thành những chiếc ví nhỏ xinh xắn.
Đối với những chiếc quần jean ống rộng, bạn có thể may chúng sát lại để có một chiếc quần bó mới. Hoặc bạn cũng có thể cắt ngắn quần để sở hữu một chiếc quần lửng cho những bữa tiệc và hoạt động ngoài trời.
Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ có ngày phải đau đầu với đống quần áo cũ của mình. Vậy nên làm gì với quần áo cũ? Có rất nhiều cách giúp bạn xử lý chúng thật gọn gàng.
Với những quần áo đã quá cũ hoặc rách, không thể mặc được nữa, bạn nên tận dụng chúng làm giẻ lau nhà. Còn đối với những loại quần áo vẫn còn có thể sử dụng, bạn hãy tìm kiếm một địa chỉ thanh lý, đem tặng lại hoặc quyên góp cho những ai cần. Một lựa chọn khác cho bạn đó là tái chế chúng thành các loại đồ vật hay làm mới chúng thành những bộ cánh độc đáo, khác biệt hơn để tiếp tục diện..
Tái chế chính là cách xử lý quần áo cũ hiệu quả và đảm bảo được vấn đề xây dựng, bảo vệ môi trường cách hữu hiệu nhất. Bằng sự sáng tạo của mình, hãy biến quần áo cũ thành những vật dụng hữu ích cho cuộc sống hằng ngày của bạn. Các ý tưởng tái chế quần áo dưới đây sẽ giúp bạn.
Quần áo cũ sau nhiều lần giặt thường hay bị bạc màu, mất dáng hoặc xù lông. Vì vậy, để cho quần áo cũ luôn được trông như mới, bạn cần tìm cách ngăn ngừa hết những tình trạng này. Và nước giặt Comfort chính là “giải pháp" giúp bạn thực hiện điều đó. Đây là dòng nước giặt cao cấp với tính năng chăm sóc quần áo ưu việt lần đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam.
Sản phẩm nước giặt Comfort với công nghệ Carezyme độc quyền giúp bảo vệ và chăm sóc từ sâu sợi vải, cắt bỏ các lớp xơ thừa trên bề mặt vải và chống lại 5 dấu hiệu lão hóa mà áo quần thường gặp bao gồm: mất dáng, xù lông, ố vàng, thô ráp và phai màu, giúp quần áo vẫn trông như mới sau nhiều lần giặt. Hương thơm sang trọng và dễ chịu với hai mùi hương “Thanh lịch” và “Thời thượng” giúp áo quần luôn thơm ngát suốt ngày dài. Đây chính là “trợ thủ đắc lực” cho bà nội trợ bảo vệ quần áo tối ưu không lo bị cũ.
Trên đây là một số mẹo để làm mới những bộ quần áo cũ. Hy vọng các chị em sau khi đọc bài viết này có thể có được những bộ quần áo mặc Tết do mình sáng tạo ra từ việc tái chế quần áo cũ. Chúc bạn thực hiện thành công nhé!
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Tài sản, doanh thu, lợi nhuận và nhiều con số khác đều tăng, song những hạn chế của khối doanh nghiệp nhà nước đa số vẫn cũ hoặc rất cũ.
Gần 700 doanh nghiệp nắm giữ 1.712.644 tỷ đồng vốn nhà nước
Hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc là báo cáo năm nào cũng được Chính phủ gửi đến Quốc hội, tại kỳ họp cuối năm, cho thấy bức tranh toàn cảnh của khối doanh nghiệp nhà nước của năm trước.
Theo báo cáo vừa được gửi đến Quốc hội (phục vụ Kỳ họp thứ sáu, khai mạc ngày 23/10 tới), tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có 827 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, trong đó có 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2022 của 676 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% và trên 50% vốn điều lệ cho thấy, bức tranh chung vẫn sáng màu, với tổng tài sản là 3.821.459 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2021. Vốn chủ sở hữu là 1.807.999 tỷ đồng, tăng 3%. Tổng giá trị vốn nhà nước đang đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước là 1.712.644 tỷ đồng, cũng tăng 3% so với năm 2021.
Năm 2022, tổng doanh thu của 676 doanh nghiệp trên đạt 2.643.545 tỷ đồng, tăng 29%. Lãi phát sinh trước thuế đạt 241.165 tỷ đồng, tăng 24%. Tỷ suất lãi phát sinh trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân chung là 13% (năm 2021 là 11%). Tỷ suất lãi phát sinh trước thuế/tổng tài sản bình quân chung là 6% (năm 2021 là 5%). Có 64/676 (chiếm 9% tổng số doanh nghiệp nhà nước) có lỗ phát sinh, với tổng số lỗ phát sinh là 29.456 tỷ đồng. Có 144/676 doanh nghiệp (chiếm 21%) còn lỗ lũy kế 69.892 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả là 1.981.967 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2021. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 55% tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước.
Hệ số tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp nhà nước là 1,09 lần, cho thấy doanh nghiệp nhà nước ít phụ thuộc vào nợ vay để tài trợ cho hoạt động.
Tách riêng “sức khỏe” cuả 77 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con cho thấy, tổng tài sản của khối này là 2.841.991 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2021; nợ phải thu khó đòi là 41.853 tỷ đồng, tăng 4%, chiếm 10% tổng số nợ phải thu.
Về nguồn vốn, khối “các ông lớn” đang có nợ phải trả 1.435.264 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2021, chiếm 51% tổng nguồn vốn. Hệ số tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,03 lần; có 11 công ty mẹ có tỷ lệ tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.
Trong đó, nợ vay (vay ngắn hạn và dài hạn) từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước là 443.318 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2021.
Có 3 công ty mẹ thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước, lũy kế giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành tính đến ngày 31/12/2022 là 5.390 tỷ đồng.
Có 6/77 công ty mẹ được xác định là chưa bảo toàn được vốn chủ sở hữu (doanh nghiệp có lỗ lũy kế sau khi trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định, vốn đầu tư của chủ sở hữu nhỏ hơn vốn chủ sở hữu).
Theo khái quát của Chính phủ, năm 2022, sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, khối này bắt đầu vực dậy và phát triển trở lại, một số công ty mẹ có tổng doanh thu tăng trên 50% so với năm 2021.
Báo cáo hợp nhất của khối này cho thấy, lãi phát sinh trước thuế đạt 186.811 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2021.
Tách riêng khối ngân hàng thương mại nhà nước, Chính phủ cho hay, doanh thu và lợi nhuận của khối này đều tăng. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 538.372 tỷ đồng, tăng 95.835 tỷ đồng (tăng 22%) so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 101.648 tỷ đồng, tăng 31.118 tỷ đồng (tăng 44%) so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 81.510 tỷ đồng, tăng 24.875 tỷ đồng (tăng 44%).
Đặt trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có việc huy động vốn, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, các ngân hàng chưa có sự chia sẻ với khó khăn chung của nền kinh tế.
Đóng góp vào nền kinh tế sẽ rất hạn chế
Như thường lệ, báo cáo của năm nay nhắc lại không ít hạn chế của khối doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chưa cần đến thông tin này, mà chính những con số ở 3 bản báo cáo gần nhất cũng đã nói lên ít nhiều hiệu quả của việc sắp xếp lại các doanh nghiệp.
Cụ thể, số lượng doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lần lượt là 459 - 476- 478; còn doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước là 807- 826 - 827.
Trong khi đó, ở khối doanh nghiệp tư nhân, mục tiêu năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp đã không thể cán đích. Với tình hình năm nay, bình quân mỗi tháng có 16.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, thì mục tiêu năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp cũng trở nên khá xa vời.
Điểm chung ở cả 3 báo cáo là đều nhắc lại yêu cầu được nêu tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung giữ vững những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư”.
Thế nhưng, cả 2 báo cáo gửi đến Quốc hội năm 2022 và 2023 đều có chung nhận định: “Doanh nghiệp nhà nước vẫn còn hiện diện trong nhiều ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần duy trì sở hữu vốn. Còn tư tưởng chưa muốn thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực phát triển mạnh, có tỷ suất sinh lời cao, làm cho tiến độ thoái vốn chậm lại”.
Đáng chú ý, so sánh riêng phần hạn chế thì báo cáo năm 2022 có 11 vấn đề, còn báo cáo năm 2023 có 13 vấn đề (bao gồm hầu hết 11 đề của năm trước) và một số hạn chế ở báo cáo mới lại “đậm đà hơn”.
Những hạn chế đã trở thành “điệp khúc”, không chỉ ở nhiệm kỳ này, là doanh nghiệp nhà nước còn yếu ở những ngành có ảnh hưởng, quyết định đến việc hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và của khu vực doanh nghiệp Việt Nam; trách nhiệm thực thi quyền chủ sở hữu nhà nước chưa thật sự rõ ràng, việc thực hiện pháp luật công bố thông tin còn mang tính hình thức, chưa được doanh nghiệp thực hiện đầy đủ và nghiêm túc…
Một hạn chế khác liên tục được nhắc đến tại nhiều diễn đàn, cũng được nêu ở cả 2 bản báo cáo gần nhất, đó là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, hiệu quả đầu tư trong thời gian qua chưa đạt như kỳ vọng. Cụ thể, một số dự án có vốn đầu tư lớn, nhưng không thành công, rủi ro cao, như dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản; các dự án đầu tư tại các khu vực bất ổn về kinh tế, chính trị, pháp lý, xã hội, thị trường...; một số dự án có lỗ lũy kế lớn, lỗ liên tiếp trong nhiều năm, phương thức tái cấu trúc chưa hiệu quả.
Báo cáo mới được gửi đến Quốc hội nhấn mạnh, một số dự án đầu tư còn chậm tiến độ triển khai; công tác thanh quyết toán các dự án xây dựng cơ bản kéo dài làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực. Việc thực hiện các dự án đầu tư mới của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua không được thúc đẩy.
“Việc không tạo ra được năng lực tăng thêm này sẽ dẫn đến, trong 5 năm tới, đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế sẽ rất hạn chế, khi tỷ trọng đóng góp hiện nay của doanh nghiệp nhà nước vào GDP là khoảng 29%”, Chính phủ đánh giá.
Nhận diện các hạn chế, các báo cáo đều nêu nguyên nhân chủ quan đầu tiên xuất phát từ quan điểm, nhận thức.
Cụ thể, đó là tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhà nước chưa thống nhất, dẫn tới lúng túng trong hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Một số vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau, nhưng chậm được tổng kết thực tiễn, kết luận để có thể cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, như vấn đề vị trí của doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, trao quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước, sử dụng doanh nghiệp nhà nước làm công cụ điều tiết kinh tế...
Cần sự giám sát phù hợpDoanh nghiệp nhà nước hay bị nói là kém hiệu quả vì nhiều lý do, nhưng trong đó có sự xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, là lợi nhuận và vai trò mà khu vực này đang phải gánh - vì lợi ích chung, vì lợi ích quốc gia.Là doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp nhà nước cũng có lợi ích, có thể chưa hoàn toàn phù hợp với lợi ích chung. Doanh nghiệp cổ phần cũng gặp vấn đề này, khi giám đốc điều hành và hội đồng quản trị có những lợi ích khác nhau.Để giảm bớt, kiểm soát sự xung đột này, cần quy định, quy trình minh bạch và giám sát phù hợp. Nếu giám sát quá chặt, thì như vòng kim cô, doanh nghiệp nhà nước không có động lực hoạt động hiệu quả; nhưng nếu quá lỏng, thì vướng vào hậu quả từ xung đột lợi ích.Vấn đề ở đây là, quy trình hoạt động và cơ chế giám sát trong hệ thống pháp luật phải đủ để các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước có thể chủ động với đồng vốn của mình, có trách nhiệm với các quyết định kinh doanh của mình.Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nhà nước, có thể áp dụng các mô hình thí điểm trao quyền tự chủ sử dụng nguồn lực, đầu tư, nhân sự, tiếp cận các dự án mới, công nghiệp mới. Có thể lựa chọn thực hiện tại một số tổng công ty, tập đoàn lớn như Đề án Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện.TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế