Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên Là Gì

Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên Là Gì

Căn cứ các hạng chức danh nghề nghiệp để cơ quan quản lý xếp lương cho viên chức. Vậy hạng chức danh nghề nghiệp là gì? Giáo viên có những hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

Căn cứ các hạng chức danh nghề nghiệp để cơ quan quản lý xếp lương cho viên chức. Vậy hạng chức danh nghề nghiệp là gì? Giáo viên có những hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

Hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

Hạng chức danh nghề nghiệp là thuật ngữ chỉ cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp theo định nghĩa nêu tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

Đồng thời, đây cũng được coi là căn cứ để quy định các chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức:

Viên chức thực hiện nhiệm vụ gồm các công việc cụ thể có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.

Đồng thời, khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP nêu rõ:

2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;

b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;

c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;

d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;

đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.

Như vậy, theo quy định này, viên chức sẽ có 05 hạng chức danh nghề nghiệp là: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV và hạng V.

Hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên gồm những gì?

Căn cứ Nghị định 115/2020/NĐ-CP, với giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành loạt bốn Thông tư về giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở (THCS) và giáo viên trung học phổ thông (THPT).

Theo đó, với mỗi cấp học, hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên gồm ba hạng: Hạng I, hạng II và hạng III. Tuy nhiên, để phân biệt các cấp học thì mã số chức danh nghề nghiệp của các cấp học sẽ khác nhau. Cụ thể:

- Giáo viên mầm non: Gồm ba hạng là hạng I mã số V.07.02.24; hạng II là mã số V.07.02.25 và hạng III là mã số V.07.02.26 (căn cứ Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT).

- Giáo viên tiểu học: Cũng gồm ba hạng nhưng mã số khác với giáo viên mầm non. Cụ thể gồm: Hạng III là mã số V.07.03.29; hạng II là mã số V.07.03.28; hạng I là mã số V.07.03.27 (căn cứ Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT).

- Giáo viên THCS: Gồm ba hạng như sau: Hạng III là mã số V.07.04.32; hạng II là mã số V.07.04.31 và hạng I là mã số V.07.04.30 (theo Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT).

- Giáo viên THPT: Đối tượng giáo viên này cũng gồm ba hạng lần lượt là: Hạng III là mã số V.07.05.15; hạng II là mã số V.07.05.14; hạng I là mã số V.07.05.13 (theo Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT).

Giáo viên xếp lương theo hạng như thế nào?

Căn cứ chùm 04 Thông tư nêu trên, tùy vào từng hạng chức danh nghề nghiệp mà giáo viên sẽ được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ dành cho viên chức tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, có hệ số lương từ 4,0 - 6,38

Hưởng lương của viên chức loại A1 với hệ số lương từ 2,34 - 4,98

Hưởng lương của viên chức loại A0 với hệ số lương từ 2,1 - 4,89

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 với hệ số lương từ 4,4 - 6,78

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 với hệ số lương từ 4,0 - 6,38

Hưởng lương của viên chức loại A1 với hệ số lương từ 2,34 - 4,98

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 với hệ số lương từ 4,4 - 6,78

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 với hệ số lương từ 4,0 - 6,38

Hưởng lương của viên chức loại A1 với hệ số lương từ 2,34 - 4,98

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 với hệ số lương từ 4,4 - 6,78

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 với hệ số lương từ 4,0 - 6,38

Hưởng lương của viên chức loại A1 với hệ số lương từ 2,34 - 4,98

Đồng thời, mức lương giáo viên hiện nay đang hưởng theo công thức:

Lương = Hệ số x 1,8 triệu đồng/tháng

Do đó, căn cứ vào bảng nêu trên và hệ số lương ở bảng trên cùng công thức tính lương này, dễ dàng tính mức lương viên chức là giáo viên trong các cấp học.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp: Hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Để xác định được địa vị cũng như vị trí của một cá nhân trong  xã hội cũng như trong các tổ chức chính trị, nghề nghiệp… thì thường nhìn vào chức danh của một cá nhân đó.

Qua bài  viết Chức danh là gì? Chức danh nghề nghiệp là gì?  Công ty Hoàng Phi  sẽ cung cấp những thông tin hữu ích tới Quí vị

Chức danh là một  vị trí  của một cá nhân mà được xã hội các tổ chức thừa nhận như tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị,  có thể ví  dụ như Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, cử nhân, chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện những thông tin sau trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp, được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý,  được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý Theo quy định pháp luật về chức danh nghề nghiệp.

Như vậy từ chức danh của một cá nhân ta có thể thấy được những thông tin như trình độ năng lực, chức vị , vị trí trong xã hội cũng như một tổ chức nhất định. Tổ chức này phải được xã hội cũng như pháp luật thừa nhận

Thông qua chức danh ta cũng sẽ thấy được sự quản lý cũng như cách thức có thể tuyển dụng được vào vị trí mà người đang nắm giữ chức danh hiện tại.

Thông thường thì chức danh sẽ đi cùng luôn với chức  vụ. Chẳng hạn như bác sĩ sẽ có chức vụ bác sĩ ngay trong bệnh viện và được công nhận bởi tổ chức là bệnh viện người đó đang làm việc và được xã hội công nhận bởi chức danh người đó là bác sĩ.

Nhưng có một số chức danh lại không đi cùng chức vụ và ngược lại. Ví  dụ Giáo sư, bác sĩ y học  nhưng lại đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ y tế.

Phần tiếp theo của bài viết Chức danh là gì? Chức danh nghề nghiệp là gì?  xin được chuyển sang phần ví dụ.

Hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

Theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp. Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.

Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.

Kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Chức danh chuyên môn là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Phần trên chúng tôi đã trình bày khái niệm về chức danh để quý khách hàng hiểu thế nào là chức danh.

Chức vụ là sự đảm nhiệm khi một người có vai trò, địa vị nào đó đặt trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ: Bộ Trưởng….., Phó Thủ tướng chính phủ,… đối với tập thể là đất nước hay tổng giám đốc, giám đốc, … trong một tổ chức nào đó.

Do đó, có thể thấy trong một trường học mà hiệu trưởng chỉ tham gia với nhiệm vụ quản lý, điều hành với vai trò lãnh đạo trường thì hiệu trưởng chỉ là chức vụ. Ngược lại, trường hợp hiệu trưởng tại một trường ngoài chức vụ “hiệu trưởng” và lại tham gia giảng dạy một số tiết học của nhà trường thì có thể hiệu trưởng ở đây có thể hiểu là vừa là chức danh vừa là chức vụ.