Áp Lực Của Học Sinh Hàn Quốc 2024 Pdf

Áp Lực Của Học Sinh Hàn Quốc 2024 Pdf

Guo Qing, sống tại Bắc Kinh cho biết, con trai học lớp 2 thường xuyên thức đến 11 giờ đêm để làm bài tập về nhà (BTVN) môn Toán. Để con trai không bị tụt lại so với bạn bè, ông bố đăng ký cho con học thêm sau giờ học. Guo cho biết hầu như phụ huynh ông quen biết đều làm vậy.

Guo Qing, sống tại Bắc Kinh cho biết, con trai học lớp 2 thường xuyên thức đến 11 giờ đêm để làm bài tập về nhà (BTVN) môn Toán. Để con trai không bị tụt lại so với bạn bè, ông bố đăng ký cho con học thêm sau giờ học. Guo cho biết hầu như phụ huynh ông quen biết đều làm vậy.

Tình trạng dân số già gây áp lực lên giới trẻ Nhật Bản

The PIE News gần đây đã có cuộc trò chuyện với 2 du học sinh đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc - những sinh viên đang theo học tại Đại học Brighton (Anh). Theo đó, họ đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về những áp lực thường không được nói ra, từ dân số già đến cuộc sống trong tương lai.

Trước tình trạng dân số già khiến nền kinh tế quốc gia trì trệ và làm chậm sự thay đổi xã hội, Nariko (21 tuổi) đến từ vùng ngoại ô gần Sapporo, Nhật Bản, hiện đang theo học chương trình A-level ở Anh, chuyên ngành Quan hệ quốc tế nói: "Người ta nói rằng, mỗi người sẽ phải chăm sóc một người già trong tương lai. Vì vậy, đây sẽ là gánh nặng cho những người trẻ tuổi. Trong khi đó, người trẻ chúng tôi không thực sự chắc chắn liệu mình có được trả lương hưu trong tương lai hay không khi tuổi nghỉ hưu đang tăng lên.

Mọi việc đang trở nên thực sự khó khăn đối với các gia đình vì họ chưa thấy lương tăng trong một thời gian dài. Tại Nhật Bản, lạm phát vẫn đang gia tăng trong khi các nước châu Á xung quanh khác đang tăng trưởng nhanh chóng. Vậy nên tôi không muốn làm việc ở đây, tôi thực sự không nhìn thấy tương lai tươi sáng".

Theo Nariko, trong khi bản thân là người có quan điểm tiến bộ về các vấn đề xã hội thì ở Nhật Bản, nếu một người có những ý kiến rất khác biệt về các vấn đề như chính trị thì rất có thể người đó sẽ bị tách biệt khỏi cộng đồng.

"Là người Nhật, bạn phải tuân theo những giá trị xã hội nhất định, đặc biệt nếu bạn sống như một phụ nữ ở Nhật Bản, bạn phải chịu áp lực khi phải làm những việc nhất định và không làm những việc nhất định", Nariko giải thích.

"Tôi không có nhiều thời gian rảnh vì hệ thống giáo dục Hàn Quốc rất cạnh tranh và rất nhiều phụ huynh mong đợi con mình làm được nhiều việc hơn" - theo du học sinh Kim Sangwon (Hàn Quốc). Ảnh: The PIE News

Khi du học sinh lựa chọn quay trở về quê hương dù có khó khăn phía trước

Hàn Quốc - một quốc gia châu Á khác có xã hội "siêu già", nơi tỷ lệ sinh thuộc hàng thấp nhất thế giới. Kim Sangwon (25 tuổi) hiện đang học chuyên ngành Tiếng Anh ở Anh cho biết, đất nước của anh là quê hương của "Suneung" - nổi tiếng là một trong những kỳ thi đại học khó nhất thế giới khi quyết định người thi sẽ học đại học nào và cả tương lai của họ.

"Khi còn là học sinh trung học, tôi ở trường từ 9 giờ sáng đến 10 giờ tối. Tôi phải học hàng ngày và điều tương tự lặp đi lặp lại từ thứ Hai đến thứ Sáu, thậm chí cả cuối tuần. Tôi không có nhiều thời gian rảnh vì hệ thống giáo dục Hàn Quốc rất cạnh tranh và rất nhiều phụ huynh mong đợi con mình làm được nhiều việc hơn.

Tôi từng đi học thêm vào cuối tuần. Thật lòng mà nói thì điều này không tốt cho trẻ em", Sangwon nói.

Kể từ khi chuyển đến Vương quốc Anh để học tập, Sangwon đánh giá cao văn hóa châu Âu trong việc khám phá những sở thích rộng hơn bên cạnh sự nghiêm túc trong học tập.

"Tại Hàn Quốc, tôi không có nhiều cơ hội để tìm kiếm những sở thích khác của bản thân hoặc trải nghiệm những điều khác và thực sự tôi không thích điều đó", Sangwon phản ánh.

Tuy nhiên, Sangwon vẫn quyết tâm trở về quê hương để phát triển tương lai. Anh đang đặt mục tiêu đạt được điểm IELTS cao để có cơ hội làm việc tại công ty quốc tế trong lĩnh vực Kỹ thuật hóa học.

Sangwon giải thích: "Tôi muốn tìm kiếm một số doanh nghiệp nước ngoài ở Hàn Quốc. Khi đến Anh, tôi đã nghĩ đến việc tìm việc làm ở đây, nhưng bây giờ tôi nhận ra rằng, tôi rất nhớ đất nước của mình - nơi có gia đình, người thân".

Sangwon hiện đang chờ kết quả bài kiểm tra tiếng Anh của mình nhưng công việc khó khăn vẫn còn ở phía trước đối với anh. Bởi Hàn Quốc nổi tiếng không chỉ với những kỳ vọng giáo dục cao mà còn có thời gian làm việc dài và văn hóa chuyên nghiệp mãnh liệt.

Hàng nghìn giáo viên biểu tình trước Quốc hội ở Seoul để yêu cầu được pháp luật bảo vệ nhiều hơn (Ảnh: Getty).

"Chúng đấm đá nhau túi bụi, ném bàn ghế khắp nơi", cô Kang nhớ lại và cho biết thêm mình đã bị thương khi cố gắng can thiệp.

Trong suốt 2 năm, cô giáo Kang luôn đau đầu mỗi khi muốn kỷ luật học sinh do lo sợ gặp phải phản ứng từ phụ huynh. Hiệu trưởng ngôi trường cô giảng dạy không giúp đỡ mà chỉ nói rằng "hãy nghỉ một tuần", Kang kể và cho biết thêm rằng sự căng thẳng khiến mình từng có ý nghĩ tìm tới sự kết thúc.

Hàng chục nghìn giáo viên Hàn Quốc đã tham gia mít tinh trong những tháng gần đây để kêu gọi xã hội tăng cường bảo vệ nhà giáo. Một cuộc biểu tình ở Seoul vào tháng trước đã thu hút 200.000 người, theo số liệu từ nhà tổ chức, buộc chính phủ phải chú ý và hành động.

Cuộc mít tinh diễn ra sau vụ tự sát của một giáo viên lớp 1 mới ngoài 20 tuổi vào tháng 7 tại Seoul. Cảnh sát đề cập đến một học sinh có vấn đề và áp lực từ phụ huynh khi nói về trường hợp của cô giáo này.

Dữ liệu chính phủ cho thấy 100 giáo viên trường công ở Hàn Quốc đã tự sát từ tháng 1/2018 đến tháng 6, trong đó có 11 trường hợp xảy ra trong nửa đầu năm nay. Dữ liệu không nêu rõ yếu tố dẫn đến những cái chết này.

Lễ tưởng niệm và biểu tình ở Seoul tưởng niệm một giáo viên chết sau khi cho biết cô bị phụ huynh quấy rối. Cảnh sát đang điều tra sự việc như vụ tự sát (Ảnh: Reuters).

Các giáo viên nói luật chống lạm dụng trẻ em năm 2014 là một trong những lý do chính khiến họ ngại kỷ luật học sinh. Họ lo sợ sẽ bị một số ít phụ huynh kiện vì gây ra "đau khổ tinh thần" cho học sinh.

Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Lee Ju Ho ban đầu cảnh báo các giáo viên rằng đình công hàng loạt là bất hợp pháp. Nhưng sau đó, nhà chức trách đã có thái độ thông cảm hơn và đưa ra một loạt sửa đổi pháp lý, được Quốc hội thông qua vào ngày 21/9.

Một sửa đổi lớn là việc bảo vệ giáo viên khỏi bị kiện nếu việc kỷ luật được coi là hoạt động giáo dục hợp pháp. Ngoài ra, trách nhiệm giải quyết các khiếu nại và kiện tụng của nhà trường do phụ huynh đưa ra giờ đây thuộc về hiệu trưởng.

Luật mới cũng sẽ bảo vệ thông tin cá nhân của giáo viên, như số điện thoại di động, và yêu cầu phụ huynh liên hệ với nhà trường nếu có thắc mắc hoặc khiếu nại.

Một cuộc mít tinh kêu gọi bảo vệ giáo viên tại một trường học ở Seoul (Ảnh: Getty).

Một số ý kiến cho rằng xã hội Hàn Quốc thường coi trọng thành tích học tập nên không có gì ngạc nhiên khi giáo viên và cả hệ thống giáo dục chịu áp lực lớn.

Vào ngày thi tuyển sinh đại học quốc gia, máy bay sẽ tạm dừng cất hạ cánh trong 30 phút để thí sinh làm bài nghe ngoại ngữ, giờ đi lại cũng được điều chỉnh để đảm bảo không tạo ra sự quấy rầy.

"Chúng ta có nền văn hóa mà trong đó cha mẹ thường chỉ có một con và họ sẵn sàng đổ mọi nguồn lực tài chính và cơ hội cho con", Sung Youl Kwan, Giáo sư giáo dục tại Đại học Kyung Hee, nói. "Áp lực hay nỗi ám ảnh về học tập không phải là môi trường tốt cho giáo viên (vì) họ phải chịu áp lực từ phụ huynh".

"Trong các chính sách giáo dục, phụ huynh được coi giống như người tiêu dùng, còn trường học và giáo viên được coi là nhà cung cấp dịch vụ", Giáo sư Sung chỉ ra và nói thêm rằng phụ huynh tin là họ "có quyền yêu cầu nhiều thứ từ trường học".

Ở Hàn Quốc, mức độ hài lòng của giáo viên rất thấp. Một cuộc khảo sát của Liên đoàn Lao động Giáo viên vào tháng 4 cho thấy 26,5% giáo viên được hỏi cho biết họ đã phải đi điều trị các vấn đề tâm lý do công việc. Khoảng 87% cho biết họ đã cân nhắc chuyển việc hoặc bỏ việc trong năm qua.